10 lời khuyên cho việc đàm phán kinh doanh thành công

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 01-01-2016)

Đàm phán là một phần quan trọng trong sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Bạn đang làm việc với các nhà cung cấp, quản lý lao động hoặc ký hợp đồng với các khách hàng tiềm năng, tức là bạn đang đàm phán. Chất lượng và sự thành công của doanh nghiệp bạn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khả năng của bạn - hoặc không có khả năng - để thương lượng. Sử dụng 10 lời khuyên để nâng cao kỹ năng đàm phán của bạn:

1. Biết những gì bạn muốn. Bạn không thể có được những gì bạn muốn từ người khác nếu bạn không biết những gì bạn muốn cho chính mình. Thiết lập một mục tiêu cụ thể và chi tiết để đàm phán. Hãy xem xét những gì cần đưa ra để đáp ứng được lợi ích, nhu cầu và mục tiêu của bạn.

2. Đưa ra thế trận ngay khi bạn biết bạn muốn gì, củng cố mục tiêu chiến lược của bạn. Trước khi đưa ra lời đề nghị đầu tiên của bạn, hãy xem xét bạn muốn bắt đầu từ đâu và bạn muốn kết thúc ở đâu. Hãy đưa ra một số khả năng hay lý do để thay đổi (hãy chừa cho mình lối thoát).

3. Biết đối tác cần gì. Cần biết cả đôi bên để đàm phán. Để đạt được thỏa thuận, tất cả các bên phải cảm thấy rằng một vài người trong số họ hoặc tất cả nhận thấy các lợi ích của họ đã được đáp ứng thỏa mãn. Đối tác đàm phán của bạn cũng có những lý do và mối quan tâm. Hãy hỏi những câu hỏi mở để thu thập thông tin và hiểu được quan điểm hay thái độ của đối tác.

4. Hãy là một người biết lắng nghe đồng cảm. Có hàng trăm khóa học về diễn thuyết trước công chúng, nhưng rất ít khóa học dạy cho bạn cách lắng nghe. Chăm chú lắng nghe là một công cụ đàm phán mạnh mẽ, cho phép bạn hiểu những lý do của những người khác.

5. Nhắm thẳng vào vấn đề, không nhắm vào người nào đó. Tập trung vào việc tìm ra các giải pháp cho các vấn đề được đưa ra chia sẻ của bạn.

6. Hãy xem phía bên kia/đối tác là đồng minh của bạn, không phải là kẻ thù của bạn. Đối tác đàm phán của bạn có thể làm cho những người khác trong tổ chức của cô ta/anh ta tin để đồng ý với thỏa thuận của bạn. Là một người bạn, người này có thể thuyết phục người khác có thể tin vào thỏa thuận của bạn. Là kẻ thù của bạn, anh ta hoặc cô ấy có thể đẩy dìm thỏa thuận của bạn.

7. Hãy hướng dẫn, chứ không đe dọa. Hãy chuẩn bị để giải thích tài liệu và chứng minh cho các đối tác đàm phán của bạn hiểu lý do tại sao họ nên chấp nhận lời đề nghị của bạn. Giúp họ hiểu được quan điểm của bạn.

8. Hãy kiên nhẫn. Đừng giận hay xúc phạm nếu lời đề nghị đầu tiên bạn nhận được không phải là những gì bạn mong đợi. Hãy bắt đầu lại bước thương lượng này một lần nữa. Thương lượng chậm nhưng chắc tạo đà có thể dẫn đến đạt được thỏa thuận.

9. Hãy cân nhắc xem xét những kết quả của việc không đạt được thoả thuận. Hãy suy nghĩ về những gì có thể xảy ra - cả tốt lẫn xấu - nếu bạn không có cơ hội để đạt được thỏa thuận. Liệu bạn có đủ bản lĩnh để ngừng thương lượng, hoặc là bạn liều lĩnh tiến đến thỏa thuận ngay lập tức lúc đó hay không?

10. Hãy linh hoạt và sáng tạo. Rolling Stone Mick Jagger đã đưa ra câu nói nổi tiếng "Bạn không thể luôn luôn có được những gì bạn muốn". Trong các cuộc đàm phán, điều này thường đúng. Luôn luôn có phương án dự phòng – một số sự lựa chọn để làm hài lòng bạn và đối tác/phía bên kia đủ để đạt được thỏa thuận. Linh hoạt và nhạy bén, kiên nhẫn và bền bỉ, và "bạn có thể có được những gì bạn cần".