Quay lại

6 nền kinh tế lớn theo tỉ trọng GDP toàn cầu

Theo thời gian, sự phân bổ GDP toàn cầu giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thay đổi linh hoạt, phản ánh những thay đổi trong chính sách kinh tế, tiến bộ công nghệ và xu hướng nhân khẩu học.

Điều này diễn ra như thế nào trong những thập kỷ gần đây, đồ họa dưới đây đã hình dung 6 nền kinh tế hàng đầu thế giới theo tỉ trọng của họ trong GDP toàn cầu từ năm 1980-2024.

Tất cả số liệu đều được lấy từ Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF và dựa trên việc sử dụng giá hiện hành.

 

Bắt đầu từ Mỹ, chúng ta có thể thấy tỉ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu đã biến động khá đáng kể theo thời gian. Sau khi chạm đáy ở mức 21,1% vào năm 2011, nền kinh tế Mỹ đã tăng quy mô tương đối lên vài điểm phần trăm và được IMF ước tính chiếm 26,3% GDP toàn cầu vào năm 2024.

Và Mỹ cũng cho thấy rằng đã có sự phục hồi mạnh mẽ hơn sau đại dịch COVID-19, bằng chứng là tỉ trọng của nước này trong GDP toàn cầu ngày càng tăng kể từ năm 2020. Trung Quốc, EU và Nhật đã chứng kiến ​​sự sụt giảm tương đối trong cùng kỳ.

Biểu đồ này cũng cung cấp góc nhìn về thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, bắt đầu từ đầu những năm 2000. Thật thú vị khi Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Nhật từng là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ, chiếm 17,8% nền kinh tế toàn cầu vào năm 1994 và 1995. Kể từ đó, kinh tế trì trệ và dân số già đi đã khiến sức mạnh kinh tế của đất nước bị suy giảm tương đối.

Ấn Độ đã vượt qua Anh để giành vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng. Nền kinh tế của Anh chủ yếu là kết quả của sự giàu có được tạo ra bởi khu vực cấp 3, chiếm khoảng 73% GDP của cả nước. Trung tâm tài chính London là một trong những trung tâm quan trọng nhất trên thế giới, do đó tầm quan trọng của dịch vụ tài chính và lĩnh vực bảo hiểm trong nền kinh tế Anh đặc biệt cao. Sau ngành thực phẩm, các ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP của Anh là vận tải, công nghiệp thép, công nghiệp nhựa, công nghiệp thiết bị và ngành dược phẩm.

Nguồn Visualcapitalist - Nhipcaudautu