Quay lại

Bảy cách để định giá sản phẩm của bạn

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 01-10-2018)

Yêu cầu khách hàng trả quá nhiều tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và họ sẽ không mua nữa, yêu cầu khách hàng trả tiền quá ít và lợi nhuận của bạn giảm hoặc khách hàng cho rằng sản phẩm của bạn kém chất lượng. Chọn một "giá tối ưu" đảm bảo tất cả các chi phí và tối đa hóa lợi nhuận của bạn mà vẫn hấp dẫn khách hàng. Cùng tham khảo các cách định giá sau:

Hiểu biết về thị trường

Bạn cần phải tìm hiểu số tiền khách hàng sẽ chấp nhận trả, cũng như mức giá mà đối thủ cạnh tranh phải đưa ra là bao nhiêu. Sau đó, bạn có thể quyết định định giá sản phẩm, dịch vụ bằng hoặc thấp hơn để đánh bại họ hay không. Tuy nhiên, việc định một mức giá là rất nguy hiểm - bạn cần chắc chắn tất cả các chi phí của mình - cả trực tiếp và gián tiếp - đều được đảm bảo.

Chọn kỹ thuật định giá tốt nhất

Định giá cộng thêm chi phí (Cost plus pricing) là cộng thêm một số tiền hay một tỷ lệ phần trăm vào chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm. Định giá dựa trên giá trị (Value -based pricing) là định giá dựa trên giá trị mà khách hàng nhận được. Trước khi thực hiện các bước tính toán hãy quyết định chọn phương pháp nào phù hợp nhất cho sản phẩm của bạn.

Tính toán chi phí

Bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp, bao gồm tiền chi cho việc phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ. Sau đó tính toán chi phí biến đổi của doanh nghiệp (đối với vật liệu, bao bì, …); càng có nhiều sản phẩm được sản xuất hoặc bán ra, thì chi phí này càng cao. Tính toán phần trăm chi phí cố định mà doanh nghiệp thực hiện sản phẩm, dịch vụ (chi phí như tiền thuê chổ làm việc, thuế và lương nhân viên). Cộng tất cả các chi phí này lại với nhau và chia cho khối lượng sản phẩm để tạo ra một con số hòa vốn.

Cân nhắc về phương pháp định giá cộng thêm chi phí

Bạn sẽ cần phải thêm vào biên lợi nhuận hoặc đánh dấu điểm hòa vốn của bạn. Điều này thường được biểu thị bằng phần trăm hòa vốn. Tiêu chuẩn ngành, kinh nghiệm hoặc kiến thức về thị trường sẽ giúp bạn quyết định mức đánh dấu. Nếu giá quá cao, hãy cắt giảm chi phí và giảm giá cho phù hợp. Nhận thức được những hạn chế của phương pháp định giá cộng thêm chi phí, bởi vì nó hoạt động trên giả định bạn sẽ bán được toàn bộ các sản phẩm của mình. Nếu không, lợi nhuận của bạn thấp hơn.

Định giá dựa trên giá trị

Bạn cần biết rõ thị trường của sản phẩm mình để định giá dựa trên giá trị. Ví dụ, chi phí để đưa máy sấy tóc ra thị trường là 10 USD. Nhưng bạn có thể bán cho khách hàng 25 USD nếu đây là giá trị thị trường.

Hãy suy nghĩ về các yếu tố khác

Việc tính thuế GTGT có tác động đến giá sản phẩm như thế nào? Bạn có thể giữ mức lợi nhuận khiêm tốn trên một số sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận cao hơn trên các sản phẩm khác không? Bạn có thể cần phải tính toán mức giá khác nhau khi bán sản phẩm tại các lãnh thổ khách nhau, thị trường khác nhau hoặc bán trên trực tuyến.

Tập trung vào công việc

Khó có thể giữ một mức giá lâu dài. Chi phí, khách hàng và đối thủ cạnh tranh có thể thay đổi, vì vậy bạn phải thay đổi mức giá để theo kịp thị trường. Theo dõi những gì đang diễn ra và trao đổi với khách hàng thường xuyên để đảm bảo mức giá của bạn vẫn ở mức tối ưu.