Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn "suy thoái vận tải hàng hóa"
Khi các cảng hàng hóa lớn ở Bờ Đông và Bờ Tây đua nhau giành ưu thế trong tổng khối lượng thương mại vào Trung Quốc, miếng bánh ngày càng nhỏ lại khi nền kinh tế suy thoái.
Dữ liệu thương mại mới nhất do Cảng New York và New Jersey - các cảng container lớn nhất của quốc gia ở Bờ Đông - công bố cho thấy hoạt động container tăng nhẹ, nhưng các đơn hàng vận tải đường biển tiếp tục giảm.
Trong tháng 3/2023, Cảng New York và New Jersey đã xử lý 574.452 TEU khiến nó trở thành cảng hàng hóa bận rộn thứ ba của Mỹ. Nhưng sự khác biệt giữa Cảng Los Angeles, nơi xử lý nhiều container nhất trong tháng 3 và Cảng New York/New Jersey, là khoảng cách 48.781 TEU.
Trong ba tháng đầu năm 2023, Cảng New York và New Jersey là cảng bận rộn thứ hai của Mỹ đã vận chuyển gần 1,8 triệu TEU, tương đương với lượng vận chuyển trong cùng kỳ năm 2019.
Lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu trong ba tháng đầu năm 2023 tại các cảng biển lớn của Mỹ. Ảnh: CNBC |
Về công ty vận tải đường bộ JB Hunt, trong cuộc điện đàm quý đầu tiên với các nhà phân tích, Chủ tịch Shelley Simpson cho biết ngành công nghiệp đang ở giữa “cuộc suy thoái vận tải hàng hóa”.
Dữ liệu từ nhà cung cấp Bản đồ nhiệt Chuỗi cung ứng FreightWaves SONAR nêu chi tiết về điểm yếu trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Khi so sánh các đơn hàng vận tải đường biển hiện tại rời các cảng khắp nơi trên thế giới và đến các cảng ở Hoa Kỳ, qua từng năm, các mức này chỉ bằng một nửa. Sự sụt giảm thấy rõ trên cả đường sắt và đường bộ với tình trạng lượng hàng nhập khẩu ít hơn.
Dữ liệu sản xuất của Trung Quốc gần đây đã được cải thiện sau khi nước này mở cửa trở lại, nhưng ông Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư của Bleakley Financial Group cho biết dữ liệu thương mại tổng thể trùng khớp với các chỉ báo về sự suy giảm kinh tế toàn cầu.
Ông Boockvar nói: “Chúng tôi đang chứng kiến sự sụt giảm trong PMI sản xuất toàn cầu [chỉ số nhà quản lý mua hàng] và tôi nghĩ rằng, nó có liên quan đến việc chi tiêu ít hơn cho hàng hóa và nhu cầu giảm lượng hàng tồn kho dư thừa”.
Nguồn: Báo đầu tư