Lối tắt cho “A.I tạo sinh”

Không giống như những ngày đầu phát triển trí tuệ nhân tạo (A.I) vốn đòi hỏi sự đầu tư đáng kể, lần này chúng ta sử dụng A.I như một dịch vụ. Vì vậy, các doanh nghiệp hoặc bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng khai thác các khả năng và tùy chỉnh A.I cho mục đích riêng. Khả năng sáng tạo của mỗi người ảnh hưởng đến việc áp dụng A.I tạo sinh để giải quyết vấn đề. Nhưng trên thực tế, các ngành như tư vấn, công nghệ, marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng đều sẽ được hưởng lợi từ công nghệ mới này.

Chẳng hạn, trong ngành tư vấn, A.I tạo sinh có thể được sử dụng để hỗ trợ chuyên viên phân tích đối với các nghiên cứu cơ bản và phát triển đề xuất cốt lõi hoặc giải quyết vấn đề mà họ đang xử lý. Điều này sẽ thay đổi tốc độ các chuyên viên phân tích đưa ra đề xuất. 

 

Trong marketing, A.I tạo sinh có thể được sử dụng để tạo hình ảnh mà đáng ra sẽ rất tốn kém. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn thực hiện một cảnh quay quảng cáo về những người phụ nữ Việt Nam trong trang phục truyền thống đứng trên cầu Rialto ở Ý. Nếu thực hiện cảnh quay này theo cách thông thường, chúng ta sẽ phải đưa người mẫu đến Ý, cần nhiếp ảnh gia và nhân viên hỗ trợ tại điểm quay. Với A.I tạo sinh, chúng ta có thể sử dụng các công cụ như MidJourney để tạo hình ảnh tương tự một cách nhanh chóng và chỉ tiêu tốn một phần nhỏ so với chi phí ban đầu.

Nhìn từ quá khứ, những công ty nắm bắt và tìm cách tận dụng công nghệ mới thường trở nên rất thành công và được hưởng lợi từ đối thủ vốn không chịu thay đổi. A.I không chỉ mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp. A.I sẽ thúc đẩy năng suất thông qua tăng hiệu quả, nhưng nó cũng sẽ gia tăng kinh nghiệm. Điều này ngày càng trở nên rất quan trọng khi người Việt Nam muốn có trải nghiệm thông minh hơn và được cá nhân hóa hơn...

Tuy nhiên, có nhiều quan tâm ở giai đoạn này, chẳng hạn như cách bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ A.I tạo sinh mà ChatGPT là một ví dụ. Như vậy, đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đón nhận công nghệ, vẫn cần phải có lộ trình phát triển. Trước hết, họ sẽ cần đưa ra một chiến lược A.I phù hợp với chiến lược phân tích và quản trị dữ liệu. Các doanh nghiệp chú trọng ứng dụng phân tích sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ A.I tạo sinh vì họ đã có sẵn một hệ thống dựa trên dữ liệu để tận dụng những đổi mới mà A.I tạo sinh có thể mang lại. 

Nhìn chung, đầu tư cho A.I sẽ không nhỏ và số tiền đầu tư cần thiết sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ triển khai A.I cũng như địa điểm, cách thức và thời điểm chúng được triển khai. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Trí tuệ nhân tạo Quốc gia CSIRO ở Úc chỉ ra rằng các doanh nghiệp báo cáo năng suất tăng 30% trở lên khi A.I được triển khai.

Doanh nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển để nắm bắt A.I và các công nghệ số nói chung. Tôi cảm thấy tự tin rằng sẽ có một số ý tưởng đến từ Việt Nam có mặt trên sàn quốc tế trong tương lai gần. Được dự đoán trị giá hơn 22.000 tỉ USD vào năm 2030, có rất nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác cơ hội mà công nghệ mang lại. 

 

Tiềm năng phát triển A.I ở Việt Nam là rất lớn. Việt Nam sở hữu dân số trẻ, am hiểu công nghệ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang ở trong một vị thế tốt vì người tiêu dùng và người dùng cuối có khả năng nắm bắt công nghệ mới nhanh hơn so với các quốc gia trong khu vực lân cận. Việt Nam cũng có vị trí địa lý thuận lợi ở Đông Nam Á và được kết nối tốt với cộng đồng quốc tế để xuất khẩu A.I và các công nghệ khác.

Thách thức tất nhiên cũng giống như mọi quốc gia khác đang tham gia vào cuộc đua A.I. Làm thế nào để nâng cao kỹ năng và đào tạo lực lượng lao động trong toàn bộ chuỗi giá trị A.I để giúp Việt Nam thực hiện tham vọng này? Điều thú vị là chìa khóa để tạo ra một hệ sinh thái A.I bền vững ở Việt Nam không phải là vấn đề kỹ thuật. Đó là về việc Việt Nam sẽ cần một cơ quan quốc gia hoặc một tập đoàn chuyên trách để vạch ra một lộ trình cho đất nước mà người dân và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều đồng thuận.

Ở Úc, chúng tôi có Trung tâm A.I Quốc gia được thành lập với mục đích phát triển các kế hoạch chiến lược xung quanh nhiều khía cạnh khác nhau của phát triển A.I và áp dụng A.I. Tại Ấn Độ, việc thành lập INDIAai hứa hẹn sẽ làm được điều tương tự và mở rộng sự phát triển A.I ra ngoài Ấn Độ. Việc này không chỉ bền vững mà còn phù hợp với các nguyên tắc toàn cầu, chẳng hạn như các nguyên tắc A.I của G20 hoặc các nguyên tắc của OECD về A.I.

Một cơ quan quốc gia tại Việt Nam sẽ vạch ra các nguyên tắc này và xem xét các ưu tiên quốc gia mà A.I có thể mang lại sức mạnh tổng hợp và lợi ích chiến lược cho Việt Nam. Đây cũng sẽ là nền tảng mà Việt Nam có thể phát triển tầm nhìn dài hạn hơn về A.I.

Nguồn: Nhipcaudautu