Quay lại

Mười cách để cải thiện chiến lược chuỗi cung ứng của bạn

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 10-08-2020)

Theo Hội đồng các chuyên gia Quản lý Chuỗi cung ứng Hoa Kỳ, chi phí cho hoạt động hậu cần kinh doanh của Hoa Kỳ mỗi năm là hơn 1.000 tỷ USD. Chiếm 7% GDP của Hoa Kỳ, con số này lớn hơn GDP của Mexico. Sức khỏe tài chính của nền kinh tế Hoa Kỳ và doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào mạng lưới các chuỗi cung ứng hoạt động có trơn tru hay không. Một trong những cách tốt nhất để nâng cao chiến lược chuỗi cung ứng của bạn là thông qua việc sử dụng phần mềm ERP (hoạch định nguồn lực doanh nghiệp).  Dưới đây là những cách thức khác nhau mà phần mềm ERP có thể giúp nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của bạn trong khi giúp giảm chi phí và tránh sự lãng phí.

1. Mua hàng tự động

Việc theo dõi hàng tồn kho liên tục sẽ tốn nhiều thời gian. Hệ thống ERP mới với chức năng Quản lý Chuỗi Cung ứng (SCM) có tính năng mua hàng tự động. Điều này có nghĩa rằng phần mềm ERP có thể được lập trình để tự động đặt hàng với các nhà cung cấp khi mức tồn kho xuống dưới một mức nhất định. Một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược chuỗi cung ứng nào là có thể chủ động duy trì mức tồn kho ổn định. Mua hàng tự động sẽ tiết giảm chi phí lao động để tập chung cho những nhiệm vụ quan trọng khác.

2. Tiêu chuẩn hóa

Tiêu chuẩn hóa quy trình là trọng tâm để tạo nên thành công của bất kỳ chiến lược chuỗi cung ứng nào. Một hệ thống ERP được chuẩn hóa sẽ giúp nâng cao hiệu quả trong khi tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Một lợi ích khác là người lao động sẽ chia sẻ một hệ thống công cụ được chuẩn hóa, điều này sẽ làm tăng sự chính xác, khuyến khích làm việc theo nhóm và làm giảm thiểu những sai lệch khigiao tiếp.

3. Tăng tính minh bạch

Sự lãng phí, sai lầm và thậm chí gian lận là những vấn đề thường xuyên của chiến lược chuỗi cung ứng. Những vấn đề này có thể được sửa chữa với hệ thống ERP phù hợp. Một trong những vấn đề lớn nhất của quản trị hàng tồn kho là đối chiếu giữa số liệu trên phần mềm với số lượng hàng tồn kho đếm được. Luôn có sản phẩm hoặc đơn vị bị lãng quên hoặc đơn giản là biến mất. Nâng cao tính minh bạch trong quản lý chuỗi cung ứng nội bộ là cực kỳ quan trọng để giảm hàng tồn kho và thất thoát tài chính không thể giải thích được.

4. Hiểu dữ liệu

Việc ra quyết định cho chiến lược chuỗi cung ứng của bạn phụ thuộc vào nguồn thông tin và dữ liệu chính xác và kịp thời. Các báo cáo theo thời gian thực sẵn có mọi lúc sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc có giá trị về sức khỏe của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp sản xuất của bạn. Phần mềm ERP cho phép cả người dùng và nhà quản lý để có thể truy cập dữ liệu hàng tồn kho, nhu cầu và sản xuất ngay lập tức cho mục đích đưa ra những quyết định quan trọng.

5. Quản lý thàng tồn kho theo thời gian thực

Quản lý hàng tồn kho truyền thống lạm dụng quá mức bảng tính và danh mục kiểm tra bằng tay. Tuy nhiên, phần mềm ERP hiện đại cung cấp các tính năng kiểm kê mức tồn kho chính xác theo thời gian thực. Bên cạnh đó, phần phềm quản lý hàng tồn kho truyền thống gặp giới hạn về khả năng mở rộng, trong khi phần mềm ERP hiện đại lại có tính linh hoạt không giới hạn, điều này sẽ phù hợp với sự phát triển và nhu cầu riêng biệt trong doanh nghiệp của bạn.

6. Giám sát hiệu suất nhà cung cấp

Một hệ thống chuỗi cung ứng hoạt động trơn tru phụ thuộc đáng kể vào hiệu suất của nhà cung cấp. Vì vậy, hiệu suất nhà cung cấp cần phải được giám sát và đánh giá thông qua những số liệu sẵn có của hệ thống ERP. Với môt vài cú click chuột, nhà quản lý có thể kiểm tra thời gian chu kỳ của nhà cung cấp và tỷ lệ lỗi. Dữ liệu này là vô giá trong quá trình đàm phán lại với nhà cung cấp.

7. Nâng cao nhận thức về chi phí

Có nhiều yếu tố và biến số không thể kiểm soát đối với quản trị chuỗi cung ứng. Kết quả là, các nhà quản lý khác nhau trong chuỗi cung ứng thường không biết về các chi phí của nhau. Có dữ liệu tài chính được tập trung hóa sẽ giúp xác định được chính xác thời gian và địa điểm chi tiền. Điều này sẽ khuyến khích các chiến lược và truyền thông liên quan đến chi phí để hợp nhất các chi phí và hợp lý hóa quy trình.

8. Nâng cao công tác quản lý hàng trả lại

Mỗi một chiến lược chuỗi cung ứng chặt chẽ cần một hệ thống quản lý hàng trả lại hiệu quả. Nhà sản xuất phải có khả năng xử lý hàng trả lại hiệu quả để họ có thể tái xử lý hoặc tái sản xuất những đơn vị hoặc sản phẩm bị trả lại. Nhiều nhà sản xuất tập trung một cách khó hiểu vào việc liên tục dịch chuyển những sản phẩm mới ra ngoài và do đó, hàng trả lại thường không nhận được sự quan tâm xứng đáng. Có khả năng quản lý hàng trả lại tốt hơn sẽ giảm sự lãng phí và xác định được các vấn đề mà sản phẩm cần khắc phục.

9. Áp dụng Just-in-time (JIT)

Hệ thống ERP tự nhiên hoạt động tốt với cả sản xuất đúng lúc và quản lý hàng tồn kho tức thời để làm giảm chi phí tồn kho và tăng vòng quay hàng tồn kho. Kết quả là, điều này sẽ làm giảm chi phí và các lỗi giao dịch đơn hàng. Khi đó, doanh nghiệp hoạt động cở mức tồn kho tối ưu và giảm chi phí tồn kho.

10. Kế toán phù hợp

Hệ thống ERP thường được tích hợp với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau như nhân sự, quản lý và tài chính. Một hệ thống ERP sẽ giúp giảm đáng kể giấy tờ và hóa đơn hỗn độn. Ngoài ra, các hệ thống ERP được tích hợp với hệ thống Trao đổi Dữ liệu Điện tử (EDI) và Chuyển Tiền Điện tử (EFFT) sẽ giúp giảm đáng kể việc quản trị xử lý thanh toán và thời gian chờ đợi.