Nhìn lại năm 2024 của châu Á

Giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, giữa việc kinh tế bất ổn và căng thẳng địa lý dai dẳng, vẫn còn hy vọng và niềm vui. 

Tệ nhất năm: Khủng hoảng khí hậu

Năm 2024 chứng kiến ​​thêm hàng nghìn thương vong do thời tiết trên khắp châu Á. 

Không giống như 20 năm trước, khi hơn 200.000 người thiệt mạng vì trận động đất và sóng thần tàn khốc ở Ấn Độ Dương. Năm nay, số thương vong ngày càng tăng và là hệ quả của nhiều hiện tượng cực đoan hơn, từ bão, lũ, nắng nóng và hạn hán.

Có thể kể đến như Siêu bão Yagi vào tháng 11, một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Đông Nam Á sau nhiều năm, phá huỷ mọi thứ trên đường đi, từ Philippines qua miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, đến Lào, Thái Lan và Myanmar, cơn bão đã giết chết hàng trăm người, tàn phá các cộng đồng và sinh kế.  

Thiệt hại do bão Yagi gây ra tại Hạ Long. Ảnh: AFP.

Thiệt hại do bão Yagi gây ra tại Hạ Long. Ảnh: AFP.

Lũ lụt kéo theo sau những cơn mưa gió mùa hàng năm cũng khiến hàng triệu người mắc kẹt và hàng trăm người mất ở Afghanistan, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ và Nepal, khiến năm nay trở thành một trong những năm chết chóc nhất trong thời gian gần đây. Nếu không phải là mưa thì cũng là hạn hán kéo dài đi kèm nhiệt độ thiêu đốt, dẫn đến nhiều tháng thiếu nước nghiêm trọng.

Với các hiện tượng thời tiết cực đoan dường như ngày càng trở nên phổ biến và số lượng nạn nhân tăng lên, những tổn thất về khí hậu trong khu vực này đã khiến 2024 trở thành năm tồi tệ nhất của châu Á.

Tỷ lệ sinh thấp kỷ lục

Tỷ lệ sinh thấp kỷ lục tiếp tục là mối quan tâm lớn ở tất cả các nền kinh tế lớn, bao gồm cả Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản cũng như Đài Loan và Hồng Kông.  

Tỷ lệ sinh vẫn thấp hơn nhiều so với mức cần thiết để ổn định dân số của một quốc gia. Hậu quả kinh tế lâu dài đến từ việc này cũng rất đáng kể, khi các quốc gia phải đối mặt với tình trạng lực lượng lao động giảm sút và dân số già đi. 

Giờ đây phụ nữ trên khắp Đông Á lựa chọn có ít hoặc không có con. Vai trò giới tính thay đổi, giờ làm việc kéo dài, chi phí nhà ở, giáo dục và chăm sóc trẻ em cao đều được coi là một số yếu tố dẫn đến xu hướng nhân khẩu học này. 

Vào cuối năm, Hàn Quốc cũng chính thức được tuyên bố là một xã hội “siêu già”, một khái niệm do Liên Hợp Quốc định nghĩa, vì tỷ lệ công dân từ 65 tuổi trở lên hiện chiếm 20% dân số, theo Bộ Nội vụ và An toàn Hàn Quốc.   

 

Làn sóng Hàn Quốc 

K viết tắt cho Korea (Hàn Quốc). Năm 2024, làn sóng xuất khẩu văn hoá của quốc gia này - Hallyu - lại một lần nữa đổ bộ toàn cầu, có thể nhìn thấy được từ việc mọi người nghe nhạc K-pop, xem phim truyền hình K-drama, thử sản phẩm làm đẹp K-beauty hay mua gà rán Hàn Quốc hoặc đồ ăn K-food khá. 

Theo một thống kê gần đây, tính riêng trên nền tảng Netflix, có hơn 300 bộ phim và loạt phim Hàn Quốc. Và năm 2024, tác giả Han Kang đã trở thành người phụ nữ Hàn Quốc kiêm người phụ nữ châu Á đầu tiên giành giải Nobel văn học.  

Làn sóng văn hoá này là một ngành kinh doanh lớn và cũng đã nâng cao sự hiện diện toàn cầu của Hàn Quốc. Lợi ích kinh tế mà Hàn Quốc đạt được từ “Hallyu” dự kiến sẽ đạt 198 tỉ USD vào năm 2030, theo báo cáo của BusinessKorea.

 

Hà mã Moo Deng

Sinh ra vào tháng 7/2024 tại Vườn thú Khao Kheow của Thái Lan, cô hà mã lùn Moo Deng trở thành hiện tượng mạng trên toàn thế giới. Moo Deng trong tiếng Thái có nghĩa là "thịt lợn nảy".

Tiếng tăm của Moo Deng lan truyền trên cộng đồng mạng toàn cầu với các ảnh chế và video.

Hà mã Moo Deng cũng khẳng định "sức hút" của mình khi một lần nữa gây bão mạng vì đã chọn đúng người chiến thắng trong cuộc đua tổng thống Mỹ 2024. Cô hà mã này theo đó đã chọn đĩa trái cây và rau quả mang tên ông Donald Trump thay vì tên bà Kamala Harris.

Nguồn CNBC - Nhipcaudautu