Thương thảo là một nghệ thuật

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 01-10-2018)

Cam kết chiết khẩu cho người mua

Khách hàng của bạn sẽ rất hài lòng nếu họ nhận được những cam kết về chết khấu và giảm giá từ công ty của bạn. Do đó hãy cố gắng đừng làm họ thất vọng. Bạn có thể thương lượng mức chiết khấu giảm giá có thể tương đương khoảng ít nhất 10% tổng giá trị hàng bán của bạn. Bằng cách giảm giá, bạn sẽ có thể đạt được điều khoản thương thảo tốt hơn. Tuy nhiên, bạn phải thật cẩn trọng với các khoản chiết khấu giảm giá này, vì nếu ban đầu bạn đặt giá quá cao để khi áp dụng chiết khấu mà sẽ không bị lỗ, khi đó có thể sẽ khiến khách hàng bị “shock” và từ bỏ ngay cả trước khi bước vào thương lượng hợp đồng.

Tìm hiểu sự khác biệt về văn hóa trong thương lượng

Bạn có thể vô tình xúc phạm khách hàng tiềm năng của mình nếu bạn không tìm hiểu và hiểu được sự khác biệt về văn hóa, đặc biệt là các khách hàng ở khu vực Trung Đông và Châu Á.

Ví dụ, bạn không nên hỏi về vợ của người chủ nhà nếu bạn được mời đến thăm nhà của đối tác ở Trung Đông. Ở châu Á, nếu bạn được mời đến một bữa ăn trưa kinh doanh, bạn nên chuẩn bị cho một cuộc trò chuyện kéo dài từ 1-2 giờ mà nội dung hoàn toàn không đề cập đến việc thương thảo hợp đồng hoặc làm ăn. Ở đó sẽ chỉ nói về gia đình, thời thơ ấu, sở thích, thức ăn yêu thích, v.v. và bạn nên trả lời cho phù hợp và đặt các câu hỏi tương tự. Và ngược lại, người Âu, Mỹ rất cởi mở, tuy nhiên khi trò chuyện tránh đề cập đến các vấn đề nhạy cảm như chính trị, dân tộc, tôn giáo… Do đó cần phải nghiên cứu thật kỹ văn hóa của đối tác tiềm năng.

Tất cả các thỏa thuận phải được xác nhận bằng văn bản

Đây là một trong những "quy tắc vàng" cho các hoạt động xuất của bạn. Bạn phải viết và ký xác nhận của tất cả các điều khoản đã thoả thuận trên bàn làm việc trước khi thực hiện các cam kết đó. Với đối tác, nếu họ hứa "sẽ gửi văn bản xác nhận vào ngày mai" thực sự không chấp nhận được, mà hãy xác nhận bằng văn ba3nngay trên bàn làm việc khi kết thúc thương thảo.

Xem xét các yêu cầu về độc quyền hàng hóa

Rất nhiều khách hàng tiềm năng sẽ yêu cầu bạn để được phép độc quyền đại diện cho sản phẩm hoặc công ty của bạn trong một thị trường cụ thể ngay cả trước khi hai bên bước vào thương thảo. Đây là điều quan trọng, và bạn đừng từ chối khả năng này và tuyên bô 1luo6n để “mở” các khả năng này cho khách hàng thích hợp, tuy nhiên hãy nói với khach hàng tiềm năng là nên thương thảo và tìm hiểu kỹ hơn về nhau trước khi có những quyết định quan trọng. bên cạnh đó, cần phải thiết lập một mối quan hệ vững chắc, kiểm tra thị trường, kiểm tra tiềm lực và khả năng của đối tác tiềm năng …

Khi bạn đồng ý cung cấp độc quyền cho một công ty nước ngoài, bạn nên xem xét các điều kiện nào được đưa vào thỏa thuận độc quyền. Nên nhớ không bao giờ ký thỏa thuận độc quyền có thời hạn lâu hơn một năm. Nếu bạn hài lòng với đối tác và quan trọng hơn là cách họ đại diện cho công ty và thương hiệu của bạn trên thị trường của họ. nếu thích hợp và có triển vọng, bạn luôn có thể thỏa thuận ký hợp đồng mới để kéo dài thời gian hợp tác.

Bạn nên đặt một hạn mức về doanh số, sản lượng sản phẩm nhất định sẽ được bán trong một khoảng thời gian nào đấy, có thể từ 4 - 6 tháng, kèm theo là điều khoản chấm dứt thỏa thuận độc quyền nếu đối tác không thể đáp ứng các điều kiện và cam kết này.

Giá trị của đơn đặt hàng đầu tiên là một vấn đề khác cần cân nhắc khi thương lượng độc quyền. Thông thường người mua hàng phải thanh toán trước khoảng 20% giá trị lô hàng. Khoản còn lại sẽ thanh toán theo từng điều khoản trong hợp đồng.

Hãy tìm một người phiên dịch thật tốt

Đôi khi đối tác có thể yêu cầu ký hợp đồng hai ngôn ngữ. Trong trường hợp này, tính chính xác của bản dịch hợp đồng rất quan trọng. Các biến thể trong thuật ngữ có thể khác nhau ở một số quốc gia và thậm chí có thể có ý nghĩa hoàn toàn khác và dẫn đến những tranh chấp tốn kém về sau.