ITPC triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới
Ngày 01/8/2024, Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) đã ban hành kế hoạch số 1508/KH-ITPC về “Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP.HCM năm 2024”.
Các căn cứ của kế hoạch này là Chương trình hành động số 62/CTr-BCĐ ngày 04/4/2024 của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” TP.HCM; Kế hoạch số 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ ngày 07/5/2024 của Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Công văn số 3524/UBND-KT ngày 25/6/2024 của UBND TP.HCM về việc triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP.HCM năm 2024.
Trong đó, Công văn số 3524/UBND-KT ngày 25/6/2024 của UBND TP.HCM giao nhiệm vụ cụ thể cho Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) là “Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước; tăng cường giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, kết nối doanh nghiệp thông qua các hệ thống phân phối hiện đại”.
Bản kế hoạch “Triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của ITPC có mục đích là thông qua các giải pháp triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và anh sinh xã hội; Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" theo Chương trình số 62/CTr-BCĐ ngày 04/4/2024 của Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" TP.HCM, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tăng sự hiện diện của hàng Việt trên thị trường trong và ngoài nước; Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam.
Để thực hiện được các mục đích trên, nội dung chi tiết kế hoạch của ITPC được triển khai là:
1. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước
- Tổ chức và tham dự các chương trình Hội chợ, Triển lãm nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố giới thiệu và quảng bá các sản phẩm có chất lượng và thương hiệu uy tín của Thành phố; đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo giới thiệu các sản phẩm mới đến người tiêu dùng. Qua đó, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa bền vững
- Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao thương hiệu trong và ngoài nước, giúp thúc đẩy phát triển xuất khẩu và kích thích sử dụng sản phẩm nội địa, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sau giai đoạn dịch COVID-19.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề, hợp tác xã của Thành phố, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm có chất lượng và thương hiệu uy tín, tiếp cận mở rộng các kênh phân phối, thị trường tiêu thụ và góp phần kích cầu thị trường nội địa.
- Đẩy mạnh liên kết, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại tập trung, nâng cao hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Thành phố, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tiếp tục phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất sau đại dịch COVID-19, gắn kết và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, gia tăng thị phần ở thị trường nội địa thông qua thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
2. Tăng cường giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, kết nối doanh nghiệp thông qua các hệ thống phân phối hiện đại
- Tiếp tục khảo sát và nắm bắt nhu cầu doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch kết nối phù hợp nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Tổ chức các hoạt động kết nối giao thương (B2B) giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn bán lẻ, hệ thống phân phối hiện đại và các kênh thương mại điện tử, qua đó khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu hàng Việt Nam với các sản phẩm mới, mẫu mã đa dạng.
- Tổ chức hoạt động kết nối qua nền tảng số, trên môi trường trực tuyến; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để truyền thông, quảng bá giới thiệu cơ hội đầu tư kinh doanh, giới thiệu sản phẩm và doanh nghiệp tiêu biểu, tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và ngoài nước.
- Đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp hoạt động liên quan đến thương mại điện tử với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối trên địa bàn, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa các tỉnh, thành thông qua tổ chức Hội nghị, hội thảo bán hàng trực tuyến nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững
- Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức xúc tiến nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài, các hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành nghề và các tổ chức truyền thông quốc tế và trong nước trong tổ chức các hoạt động xúc tiến, xây dựng cơ sở dữ liệu doanh nghiệp phục vụ hoạt động xúc tiến và công tác truyền thông, quảng bá.
- Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên cơ sở huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế; xúc tiến đầu tư xây dựng hệ thống phân phối theo mô hình hiện đại, phù hợp với xu hướng tiêu dùng mới; phát triển các kênh thương mại điện tử, các hình thức mua sắm hiện đại, thông minh; nâng cao hiệu quả hoạt động các kênh phân phối truyền thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa sản xuất trong nước đến tay người tiêu dùng.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố, giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh với hệ thống phân phối nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt có uy tín; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước hướng đến đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.
- Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển thị trường trong nước gắn với các chương trình kích cầu tiêu dùng và hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, trọng tâm là các hoạt động kết nối giao thương (B2B) giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; doanh nghiệp với đơn vị phân phối, doanh nghiệp với các kênh thương mại điện tử kết hợp hoạt động triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp; thực hiện có hiệu quả. Chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành trong vùng trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, hướng đến mục tiêu xây dựng liên kết vùng chặt chẽ giữa các khâu sản xuất – phân phối – tiêu dùng nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa với trên 100 triệu dân. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các sản phẩm chủ lực, có thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh làm nền tảng xây dựng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp thành phố tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Nguồn: Phòng Thông tin.
Tin khác
— 5 Số bài trên trang