Khách quốc tế không đến Trung Quốc nhiều như trước

Theo ước tính của công ty du lịch Travel China Guide, năm 2019 có khoảng 145,3 triệu lượt khách quốc tế đến và mang lại doanh thu 131,3 tỷ USD. Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cho biết năm 2023 có khoảng 35,5 triệu lượt khách đến Trung Quốc, nhưng không chỉ là khách du lịch mà còn gồm khách đi công tác, du học sinh, kinh doanh, thăm thân.

Ba năm Trung Quốc áp dụng các biện pháp phòng chống Covid-19 chặt chẽ đã làm giảm lượng khách quốc tế. Nhưng đây không còn là nguyên nhân chính để giải thích cho tình hình vắng khách hiện tại.

Huang Songshan, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu du lịch tại Trường Kinh doanh và Luật thuộc Đại học Edith Cowan, Australia, chia sẻ với Jing Daily rằng khách quốc tế đến ít một phần vì bối cảnh địa chính trị đang thay đổi trên toàn cầu. Một cuộc khảo sát năm 2023 do Trung tâm Nghiên cứu Pew Research Centre chỉ ra nhiều du khách phương Tây đều không đưa Trung Quốc vào danh sách điểm đến đầu tiên.

Lời khuyên đi du lịch đến Trung Quốc của nhiều chính phủ cũng thể hiện quan điểm không mấy mặn mà. Washington cảnh báo công dân "nên xem xét lại việc đi du lịch Trung Quốc" trong khi Australia đặt cảnh báo "mức độ thận trọng cao" khi khuyến cáo công dân đến Trung Quốc. Thiếu chuyến bay cũng là vấn đề. Tháng 3 năm nay chỉ có 332 chuyến khứ hồi theo lịch trình giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi đó con số này là 1.506 chuyến vào tháng 4/2019. Chuyến bay ít khiến vé máy bay tăng giá, làm giảm số lượng khách muốn ghé thăm.

Chuyến bay ít khiến vé máy bay tăng giá, làm giảm số lượng khách muốn ghé thăm.

Chuyến bay ít khiến vé máy bay tăng giá, làm giảm số lượng khách muốn ghé thăm.

Bên cạnh đó, khách quốc tế đến Trung Quốc vẫn còn găp khó khăn trong thanh toán online. John Chetwynd, du khách Mỹ 28 tuổi, đến Trung Quốc vào tháng 7/2023, đã phải trả khoản phí kép và "phí quốc tế" khi thực hiện các giao dịch qua Alipay. 10 ngày còn lại của chuyến đi, nam du khách phải nhờ người khác thanh toán rồi đưa họ tiền mặt. Nhiều cửa hàng thanh toán không nhận tiền mặt là điểm trừ trong chuyến du lịch Trung Quốc của John.

Thanh toán qua điện thoại tại Trung Quốc rất phát triển, nhưng chỉ hoạt động dễ dàng với công dân trong nước nhưng lại khiến khách quốc tế đau đầu vì khó giao dịch. Nhiều trang web vận chuyển, mua bán chỉ có tiếng Trung, không sẵn tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác khiến khách quốc tế khó khăn trong mua bán. Giáo sư Chen Yong tại Trường Kinh doanh Khách sạn EHL của Thụy Sĩ tin rằng những rào cản liên quan đến ứng dụng thanh toán, đặt phòng "có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng" trong việc hút khách quốc tế đến Trung Quốc.

Mới đây, Trung Quốc vừa quyết định miễn visa cho công dân của 12 nước, chủ yếu là châu Âu với nỗ lực thu hút khách quốc tế cũng như tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai đối tác hàng đầu của nhau là Trung Quốc và châu Âu. 12 nước được gia hạn miễn visa 15 ngày đến cuối năm 2025 là Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Ireland, Hungary, Áo, Bỉ, Luxembourg và Malaysia.

Đây là những nước được Trung Quốc áp dụng miễn thị thực thử nghiệm từ cuối năm ngoái. Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng quá cảnh miễn visa 144 tiếng cho khách nước ngoài đến 20 thành phố lớn. Song song đó, Trung Quốc rút ngắn thời gian cấp visa, giảm phí visa, đơn giản thủ tục cấp visa, cấp visa tại sân bay… Những chính sách này cũng đã góp phần thu hút hơn 3,2 triệu lượt khách quốc tế đến Trung Quốc chỉ trong dịp Tết nguyên đán vừa qua.

Những rào cản liên quan đến ứng dụng thanh toán, đặt phòng "có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng" trong việc hút khách quốc tế đến Trung Quốc.

Những rào cản liên quan đến ứng dụng thanh toán, đặt phòng "có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng" trong việc hút khách quốc tế đến Trung Quốc.

Sân bay quốc tế Phố Đông, Thượng Hải, quý 1 này ghi nhận 174.000 khách quốc tế miễn thị thực, chiếm 1/4 lượng khách quốc tế qua sân bay nhộn nhịp này. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cũng bắt buộc nhiều điểm du lịch, trung tâm thương mại chấp nhận thẻ thanh toán nước ngoài, tạo điều kiện kết nối thẻ quốc tế với các mã thanh toán tại Trung Quốc, đồng thời nâng hạn mức thanh toán cho người nước ngoài từ 1.000 USD lên 5.000 USD.

Nhà tư vấn du lịch Peng Han từ Travel Daily Peng chỉ ra một vấn đề là mức tiêu dùng bình quân đầu người vẫn thấp dù khách nội địa tăng. Sự bất ổn kinh tế khiến nhiều người vẫn đi du lịch nhưng chi tiêu cân nhắc hơn. Pen tin rằng hiện giờ là lúc Trung Quốc cần tìm cách thu hút lượng lớn khách quốc tế chi tiêu nhiều để hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế. Steven Zhao, CEO của công ty du lịch trực tuyến China Highlights có trụ sở tại Quế Lâm, cho biết khách quốc tế hiện chi 200 - 300 USD mỗi ngày ở Trung Quốc.

Tại những trung tâm thu hút khách quốc tế như Hải Nam được mệnh danh là thiên đường mua sắm hàng miễn thuế với các loại hình du lịch xứ nhiệt đới, 59 nước được miễn visa, hầu hết được miễn visa đến 30 ngày để du lịch, điều trị bệnh, thi đấu thể thao, kinh doanh... Chỉ riêng thành phố Tam Á, năm 2023 đã đón 26 triệu du khách, thu về tương đương hơn 12,5 tỷ USD. Quý 1/2024 doanh thu du lịch của thành phố này gần 4,5 tỷ USD.

Douglas Barry, nhà tư vấn theo dõi thương mại Mỹ - Trung tại Washington cho biết các khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp bán lẻ và vận tải được hưởng lợi nhiều nhất nếu lượng khách tăng. Barry chỉ ra Trung Quốc có "thị trường nội địa khổng lồ" với nhiều điểm đến, danh lam thắng cảnh, ẩm thực phong phú. Điều quan trọng là chính phủ cần có các biện pháp để khai thác mỏ vàng này.

Mới đây, Trung Quốc vừa quyết định miễn visa cho công dân của 12 nước, chủ yếu là châu Âu với nỗ lực thu hút khách quốc tế.

Mới đây, Trung Quốc vừa quyết định miễn visa cho công dân của 12 nước, chủ yếu là châu Âu với nỗ lực thu hút khách quốc tế.

Trước đó, Học viện Du lịch Trung Quốc hồi giữa tháng 3 cho biết lượng khách quốc tế năm nay "có hy vọng phục hồi bằng 50%" so với năm 2019. Hội đồng Nhà nước cam kết hỗ trợ chính sách giúp thanh toán di động đơn giản hơn. Hai nền tảng thanh toán chủ yếu ở Trung Quốc là Alipay và WeChat Pay đã thực hiện các bước giúp khách quốc tế thanh toán hàng hóa, dịch vụ dễ dàng hơn. Hiệp hội Khách sạn Trung Quốc đã chỉ đạo các cơ sở lưu trú toàn quốc "nâng cao mức độ quốc tế hóa" bằng cách chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng quốc tế, cải thiện quản lý các kênh đặt phòng xuyên quốc gia.

Ngoài ra, hiện nhiều khách quốc tế đã biết cách "lách" khi mua sim quốc tế từ trước để có thể truy cập Gmail, Facebook hay Instagram khi đến Trung Quốc. Nhưng đây vẫn là những rắc rối lớn cần khắc phục vì nó là trở ngại đối với ngành du lịch trong việc hút những khách tiềm năng.

Nguồn: TBKTVN