Những thách thức và cơ hội với doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Thách thức thị trường
+Thanh toán chậm trễ: thanh toán chậm là một thách thức mà nhà xuất khẩu vào UAE phải đối mặt liên tục, đặc biệt là trong các hoạt động mua sắm của khu vực công. Các công ty có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động mua sắm của chính phủ báo cáo rằng họ đã ghi nhận các khoản phải thu của chính phủ trong nhiều năm.
+Gian lận thương mại, lừa đảo: Các nhà xuất khẩu vào UAE phải đối mặt với lừa đảo và gian lận, đây là một thách thức. Lừa đảo và gian lận thường nhắm vào các công ty nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế việc thẩm định đối tác tại UAE là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khi chọn đối tác làm ăn tại UAE.
+ Rào cản phi thuế quan: Khi xuất khẩu hàng hóa sang UAE, các doanh nghiệp cần chú ý đến một số rào cản phi thuế quan quan trọng. Những rào cản này không liên quan trực tiếp đến thuế suất nhập khẩu mà liên quan đến các quy định và yêu cầu khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thâm nhập thị trường.
+ Yêu cầu về tiêu chuẩn và chứng nhận: UAE có các tiêu chuẩn chất lượng và chứng nhận nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu. Sản phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn và sức khỏe của UAE. Ví dụ, thực phẩm và đồ uống cần được chứng nhận Halal và có thể phải qua kiểm tra chất lượng từ các cơ quan như Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm UAE (ESMA) hoặc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Dubai.
Cơ hội thị trường đối với doanh nghiệp Việt Nam
+ Thứ nhất là lợi thế về vị trí địa lý: Khi Việt Nam khi nằm trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á vốn tập trung đông dân số theo đạo Hồi (như Indonesia, Malaysia, khu vực Trung Đông…).
+ Lợi thế thứ hai là Việt Nam có chủ trương và đề án phát triển quan hệ với các quốc gia Trung Đông và Châu Phi trong giai đoạn 2016 - 2025, trong đó có tuyên bố cấp cao của Chính phủ Việt Nam đối với các đối tác về thúc đẩy hợp tác sản xuất, nhập khẩu, chứng nhận Halal. Đây cũng là điều kiện tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam XK vào thị trường Halal.
+ Lợi thế thứ ba là Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông thủy sản và các mặt hàng nông sản chế biến như gạo, chè, hạt điều, cà phê, hồ tiêu, cùng các sản phẩm đồ uống…
+ Cơ hội lớn cho Việt Nam xuất khẩu sang UAE là đồ nội thất, các loại hạt, trái cây nhiệt đới, cà phê trong năm 2024 và những năm tiếp theo. Do ngành sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của UAE khá hạn chế, hầu hết lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp thặng dư thương mại của Việt Nam với UAE đạt 3,3 tỷ USD năm vừa qua.
Nguồn: Phòng Thông tin
Tin khác
— 5 Số bài trên trang