Sáu lời khuyên quan trọng để quản lý logistics hiệu quả

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 10-08-2020)

Hoạt động của bạn càng lớn, bạn sẽ càng phải thực hiện nhiều bước hơn trong kế hoạch logistics và càng khó quản lý. Một chuỗi cung ứng phải rất hiệu quả để cung cấp các nguyên liệu khác nhau cho các địa điểm khác nhau tại những thời điểm cụ thể. Đây là điều quan trọng để có thể phản ứng nhanh khi có một vấn đề xảy ra. Sau đây là 6 lời khuyên giúp bạn quản lý logistics một cách hiệu quả.

1. Xác định mục tiêu của bạn

Lĩnh vực kinh doanh sử dụng thuật ngữ logistics để mô tả lưu lượng và lưu trữ hàng hóa hiệu quả từ nơi chúng bắt đầu khai thác sản xuất cho đến nơi chúng được tiêu thụ. Chuỗi cung ứng bao gồm vận tải, giao nhận, lưu trữ và quản lý trong tất cả những lĩnh vực này.

Một trong số những mục tiêu chính yếu của tất cả các doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh doanh, bán nhiều hàng hơn và làm cho khách hàng hài lòng hơn với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại có nhu cầu về chuỗi cung ứng/logistics khác nhau và phải hỗ trợ cho mục tiêu của doanh nghiệp.

Ví dụ, nếu một trong những mục tiêu của bạn là làm cho chuỗi cung ứng của mình tinh gọn và hiệu quả nhất có thể, bạn sẽ tiếp tục nỗ lực xác định các cơ hội để hợp lý hóa quy trình làm việc và tối thiểu hóa sự lãng phí.

Để thực thi một chiến lược quản trị logistics, chủ doanh nghiệp cần phải xem xét từng khâu trong chuỗi cung ứng, xác định cách thức hoạt động và cách thức đóng góp cho các mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng tổng thể, ví dụ các trung tâm phân phối phải ở đúng nơi và là nơi đáp ứng đủ nhu cầu hay không?

2. Tất cả có trong kế hoạch 

Logistics có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không có kế hoạch tốt. Toàn bộ hoạt động sẽ được diễn ra thuận lợi với sự gián đoạn tối thiểu và điều này đòi hỏi phải có kế hoạch từ trước. Tất nhiên, luôn luôn có những trục tặc bất ngờ nhưng càng ít quyết định ngoài tầm kiểm soát thì quá trình thực hiện sẽ càng tốt.

Shawn Michaels làm việc cho các dịch vụ viết báo đã dành một thập kỷ để thúc đẩy các chủ doanh nghiệp ở các ngành khác nhau. Ông đề nghị các nhà quản lý logistics nên đưa các lưu đồ cho toàn bộ hoạt động. Lưu đồ này bao gồm các yếu tố như mua sắm hàng hóa, thiết bị lưu trữ và giao sản phẩm tới một địa điểm chính xác.

3. Có kế hoạch dự phòng

Nhà quản lý logistics cần phải có một kế hoạch dự phòng cho mỗi khía cạnh của logistics.  Cho dù kế hoạch ban đầu tốt đến đâu, nó không thể bao gồm tất cả mọi tình huống. Các nhà quản lý phải tuân theo chuỗi cung ứng tại mọi điểm và sẵn sàng chuyển sang kế hoạch dự phòng nếu cần thiết.

Quản lý hàng tồn kho thường là một trong những nguyên nhân chính có thể ảnh hưởng bất lợi tới mục tiêu kinh doanh. Có thể theo dõi và quản lý hàn tồn kho theo thời gian thực giúp hoạt động kinh doanh thuận lợi, hiệu quả và tăng doanh số.

Nếu không có khả năng đưa ra cảnh báo về những thiếu hụt tiềm tàng và thông tin chuyển tiếp về những “nút thắt cổ chai”, chi phí chậm trễ có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.  

Nhà quản lý logistics cần phải biết rằng họ không thể phụ thuộc vào chỉ một nhà cung cấp hoặc cung ứng và luôn luôn phải có một mạng lưới rộng lớn nguồn sản phẩm và dịch vụ cần thiết. Michael Osborne nhấn mạnh tầm quan trọng của mạng lưới liên lạc để dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp.

4. Thuê nhà quản lý logistics giỏi

Công ty của bạn cần một người quản lý logistics giỏi, người biết giải quyết các vấn đề và giữ cho mọi thứ vận hành như thế nào. Người đó phải có thể giữ được cái đầu lạnh và suy nghĩ nhanh chóng.

Nhà quản lý logisitcs giỏi cần đối xử tốt với mọi người và có kỹ năng giao tiếp để có thể giao tiếp với nhân viên và phải có sự sắp xếp linh động khi cần thiết. Thật sự có ích nếu người đó có một mạng lưới những mối quan hệ trong ngành mà có thể dựa vào khi cần giải quyết các vấn đề gặp phải.

Richard Alderman, quản lý của My-Assignment.Help, nói rằng ngoài kỹ năng giao tiếp tốt, và khả năng chịu được áp lực, nhà quản lý logistics giỏi cũng cần có kỹ năng lãnh đạo mạnh và tư duy nhạy bén về tài chính tốt.

5. Tự động hóa

Công nghệ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng trong thời đại ngày nay. Phần mềm hiện nay có thể đo lường và phân tích về mọi thứ, gia tăng cơ hội thành công trong bất kỳ hoạt động kinh doanh logistics nào. Phần mềm có tác dụng giúp tiết kiệm thời gian và tối đa hóa hiệu suất.

Những vấn đề tiềm tàng trong chuỗi cung ứng như theo dõi đội tàu không đầu đủ, hàng tồn kho rải khác hoặc quy trình quản lý kho lưu trữ không phù hợp có thể được cải thiện bởi các hệ thống tự động.

Ví dụ, sử dụng đội tàu và phần mềm quản lý hàng tồn kho và phần mềm nhân sự có thể giúp tinh chỉnh các quy trình có tính đến các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả cuối cùng. Theo dõi một chiếc xe tải trong quá trình vận chuyển không chỉ cung cấp dữ liệu có giá trị mà còn giúp đảm bảo giao hàng đúng hạn vì một tài xế có thể có những câu hỏi về vận chuyển hàng hóa và các vấn đề có thể xảy ra.

Kenneth Novak đã sáng kiến ra việc sử dụng những hệ thống để tập trung hóa thông tin và tự động hóa cung cấp quyền truy cập thông tin theo thời gian thực. Nó có thể giúp các doanh nghiệp đạt được tiềm năng tối đa với khoản đầu tư tối thiểu vào việc xây dựng kế hoạch và thực thi các giải pháp.

6. Học hỏi từ những sai lầm

Quản lý logisitics tồi có thể làm hủy hoại tương lai của một công ty. Để tối ưu hóa chuỗi cung ứng của mình, bạn phải học hỏi từ những sai lầm. Điều đó có nghĩa là thường xuyên ngồi xuống với những thành viên trong đội của mình, cởi mở với những sai lầm và thảo luận về cách đưa hệ thống vào khuôn khổ để ngăn chặn chúng xảy ra một lần nữa.

Theo John Abrahams, học hỏi từ những sai lầm là rất quan trọng khi tiến hành các hoạt động liên quan đến logistics một cách kinh tế và hiệu quả. Các cuộc họp đội nhóm cần được tổ chức một cách thường xuyên bao gồm tất cả các bộ phận chức năng của công ty để xem xét và thảo luận về các vấn đề cũng như các giải pháp.

Mục đích của quản lý logistics hiệu quả là giúp cải thiện hoạt động, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và nâng cao năng suất. Thực hiện tốt nhất có thể công tác logistics có thể giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh. Môi trường chuỗi cung ứng liên tục thay đổi, vì vậy các chiến lược logistics cần phải được đánh giá lại liên tục.