Thẩm định công ty
Những tiêu chí khách hàng sẽ kiểm tra
1. 5M – “Phần cứng” của công ty
5 yếu tố căn bản mà nhà mua hàng sẽ xem xét khi đến thăm công ty của bạn sẽ là
- Con người (Men): đội ngũ nhân lực của công ty bạn là bao nhiêu? Có bao nhiêu người làm cố định, bao nhiêu là thời vụ? Các phòng ban được cơ cấu ra sao? Cách bố trí nhà xưởng, lối đi, hiểu biết về an toàn lao động trong công nhân và nhà quản lý; độ chuyên nghiệp của đội ngũ mua nguyên vật liệu và phân bố nguyên liệu đến từng khâu; mức độ chuyên nghiệp của các phòng ban (phòng giặt, là, phòng làm sản phẩm mẫu, cắt, làm mẫu, hoàn tất sản phẩm, đính nguyên phụ liệu; phòng hoàn tất, đóng gói, phòng xuất khẩu, marketing, phòng quản lý mua hàng, phòng thiết kế, nhuộm, wash như thế nào? Dịch vụ khách hàng ra sao? Tay nghề công nhân như thế nào? Giờ làm việc được bố trí hợp lý hay không?
- Các nguồn lực (Means): Công ty là tư nhân quản lý hay nhà nước? Khả năng tài chính của công ty? Công ty muốn được thanh toán băng hình thức nào (điều này cho thấy khả năng tiềm lực tài chính); Các nhà xưởng, nhà kho như thế nào? Các kế hoạch đầu tư của công ty trong tương lai về các mặt?
- Phương pháp (Method): Việc quản lý được tiến hành như thế nào trong công ty? Công việc được phân công như thế nào? Có hệ thống quản lý hiện đại hay không? Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm được thực hiện như thế nào? (có nhân viên SGS / QC hay không?) Hệ thống báo cáo ra sao? Sơ đồ tổ chức của công ty như thế nào? Tầm nhìn và chiến lược của công ty như thế nào?
- Máy móc (Machines): Năng lực sản xuất của công ty? Mức độ hiện đại và tự động hóa của máy móc trong công ty; Có các kỹ thuật thông tin hiện đại hay không? Có đội ngũ bảo trì và sữa chữa máy móc trong công ty không?
- Các tiêu chuẩn khác (Measurables) : Công ty có hệ thống về kế hoạch sản xuất hay không? Số lượng xuất khẩu là bao nhiêu? Có khả năng làm bộ sưu tập sản phẩm hay không? Khả năng xử lý nhiều đơn hàng cùng lúc như thế nào? Việc quản lý công việc và các nguồn nguyên phụ liệu có khoa học không?
2. Xem xét việc tuân thủ các quy định quốc tế trong ngành dệt may
Để có thể xuất khẩu được vào châu Âu, doanh nghiệp phải đạt được những chứng chỉ quốc tế quy định mức độ tuân thủ về xã hội, sức khỏe, an toàn và đảm bảo môi trường cho cộng đồng xung quanh. Hay ít nhất doanh nghiệp cũng phải nên có một số chứng chỉ căn bản như:
·ILO: quy định về sử dụng lao động
·SA 8000: được xây dựng dựa trên mô hình của ISO 9000 và ISO 14000. SA 8000 bao gồm những chuẩn (code of conduct) xác định về trách nhiệm xã hội cũng như những yêu cầu trong hệ thống quản lý của công ty.
·ISO 9000:2001: chứng chỉ trong quản lý
·Oeko-Tex 100: chứng chỉ cho thấy sản phẩm là an toàn, không có hóa chất nguy hiểm
·ISO 14001: hệ thống quản lý cho việc liên tục cải thiện môi trường.
·Quy định về việc sử dụng hóa chất trong nhuộm vải.
3. Mức độ dịch vụ và sản phẩm
- USP (Unique selling point): Công ty phải xác định được điểm khác biệt trong dịch vụ của mình so với các doanh nghiệp khác, hay của ngành may mặc các nước khác và phải cho khách hàng thấy được điểm khác biệt này.
- SLA (Service level agreement): công ty phải cho khách hàng thấy được những ưu điểm về dịch vụ của công ty so với đối thủ qua các cam kết với khách hàng (có thể làm bộ sưu tập, phát triển sản phẩm dựa trên ý tưởng của khách hàng, cung cấp thiết kế thường xuyên, tăng độ chuyên nghiệp của công ty và giảm thiểu mức phụ thuộc của công ty với khách hàng, v.v)
- Khả năng tìm nguồn nguyên phụ liệu và làm sản phẩm là điểm tốt nhất minh chứng với khách hàng về dịch vụ của công ty.
- Nêu rõ những ưu thế về dịch vụ trong các giới thiệu quảng cáo của công ty
- Phải luôn luôn lưu ý một điều rằng khách hàng đánh giá cao đối tác khi họ được thông báo về một rủi ro hay chậm trễ nào đó trong tiến độ giao hàng hơn là không biết gì về việc này cho đến khi đã quá muộn.
Đào Tường Minh
Nơi công tác: Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư TP HCM (ITPC)
Chức vụ: Chuyên viên xúc tiến thương mại
Địa chỉ liên hệ: 51 Đinh Tiên Hoàng , Quận 1, TP HCM
Email: daotuongminh@gmail.com