Trung Quốc: Doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, sản lượng công nghiệp thấp hơn dự báo

Tuy nhiên, các số liệu kinh tế khác như sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định trong tháng 5 của Trung Quốc đều không cao như dự báo của Reuters.

Sản lượng công nghiệp tháng 5 của Trung Quốc đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức tăng 6% được dự báo. Trong khi đó, đầu tư tài sản cố định tăng 4% so với tháng 5 năm ngoái, chỉ kém một chút so với mức tăng 4,2% mà các nhà kinh tế dự báo với Reuters.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng tháng 5 đạt 3,92 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 540,32 tỷ USD), trong đó doanh số ở khu vực thành thị tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số ở khu vực nông thôn tăng 4,1%.

Việc thiếu hụt đầu tư vào tài sản cố định đã kéo theo sự sụt giảm mạnh hơn của đầu tư vào bất động sản. Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, nếu không tính đến bất động sản, tổng đầu tư tài sản cố định tháng 5 đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Trung Quốc giữ ổn định ở mức 5% trong tháng 5, không thay đổi so với tháng 4 và thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng 5 năm ngoái.

Xuất khẩu (tính bằng đô la Mỹ) của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo của Reuters về mức tăng 6%. Tuy nhiên, nhập khẩu lại không đạt kỳ vọng do chỉ tăng 1,8% trong tháng 5.

Dữ liệu cho vay được công bố cho thấy nhu cầu tiếp tục mờ nhạt. Theo Wind Information, dư nợ cho vay bằng nhân dân tệ tại Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng 9,3% so với một năm trước, mức tăng chậm kỷ lục kể từ năm 1978.

Wind Information cho biết nguồn cung tiền M1 của Trung Quốc, bao gồm tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi không kỳ hạn, đã giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm kỷ lục kể từ năm 1986.

Dữ liệu lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cũng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0,6% so với một năm trước.

Nguồn: Báo Đầu tư