Phan
Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký của Hiệp hội Da Giày Việt Nam (Lefaso), nói với Việt
Nam News rằng mục tiêu mới đánh dấu sự gia tăng đáng kể so với năm trước, tăng 15%.
Bà cho
biết, năm ngoái là một năm thành công của ngành da giày, đã xuất khẩu sang 47
thị trường toàn cầu do xuất khẩu da, giày dép và túi xách tăng 22,5% so với năm
2013 lên đến 12,74 tỷ USD, chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trước
mắt, Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) sẽ thu hút đầu tư mới vào ngành da giày của Việt Nam.
Bà
Xuân cho biết các thỏa thuận này sẽ tạo ra sự tăng trưởng đáng kể trong kim ngạch
xuất khẩu trong những năm tới, và việc giảm tiếp theo trong hàng rào thuế quan
sẽ làm cho Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sang các thị trường lớn.
Các
chuyên gia trong ngành nói rằng khi TPP có hiệu lực, các loại thuế hiện nay từ 3,5
- 57,4% sẽ được giảm xuống còn 0%, và điều này sẽ hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu tìm
cách để mở rộng sản xuất và tạo ra những sản phẩm tốt hơn.
Tuy
nhiên, bà Xuân nói rằng trong những năm tới, ngành da giày có thể phải đối mặt
với sự cạnh tranh gay gắt từ Ấn Độ, nước sản xuất giày dép lớn thứ hai trên thế
giới.
Ấn Độ
có lợi thế về mức lương và chi phí sản xuất thấp hơn so với Việt Nam, và chính
phủ Ấn Độ đã ban hành các chính sách ưu đãi mới cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Các
chuyên gia khác cũng đã chỉ ra rằng khi thị trường mở cửa, các nhà sản xuất
giày dép nước ngoài sẽ sử dụng chính sách ưu đãi về thuế của Việt Nam. Nếu
doanh nghiệp trong nước không đối phó nhanh, cơ hội sẽ bị mất và thị phần sẽ giảm.
Thời
báo Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic News) dẫn lời Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ
trưởng Vụ thị trường châu Mỹ thuộc Bộ Công Thương cho biết thị trường Mỹ, là nước
nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam năm ngoái, sẽ đưa thêm nhiều hàng rào
phi thuế quan, chủ yếu là dựa vào các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, nhằm bảo vệ ngành
da giày của mình khi TPP được ký kết.
Ông Dương
khuyên các công ty tiếp tục cập nhật chính sách và thông tin thị trường để họ
có thể tự bảo vệ mình tốt hơn. Họ phải đưa ra những mối quan ngại của họ thông
qua Lefaso cho chính phủ và tìm kiếm giải pháp.
Xuất
khẩu da giáy năm ngoái có một tốc độ tăng trưởng ở hầu hết các thị trường của
mình so với nắm trước. Mỹ đứng đầu với trị giá nhập khẩu 3,3 tỷ USD, tăng 26,71%
so với năm 2013. Tiếp theo là Bỉ với 659 triệu USD, tăng 27,68%, và Đức với 600
triệu USD, tăng 31,19%.
Bà Xuân
cho rằng sự tăng trưởng của nhiều thương hiệu giày dép hàng đầu là dịch chuyển các
đơn hàng từ Trung Quốc và Bangladesh sang Việt Nam trong những năm gần đây, làm
tăng năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của Việt Nam, và gia tăng đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực này.
(theo Intell Asia – TL,
ITPC)
(http://www.intellasia.net/footwear-sector-takes-steps-into-new-year-421861)
|