Theo Hiệp hội Lương
thực Việt Nam (VFA), các lô hàng gạo Việt Nam đã giữ được phong độ tốt từ đầu
tháng 3 nhờ nhu cầu mạnh từ Iraq, Malaysia, Cuba và Trung Quốc.
Iraq đã ký thỏa thuận
mua 120.000 tấn gạo từ Việt Nam. Các nhà xuất khẩu dự kiến sẽ
vận chuyển khoảng 300.000 tấn đến quốc gia Tây Nam Á này trong năm 2019, bằng
với số lượng của năm trước.
Trong khi đó, cơ quan
mua sắm hàng hóa Bernas của Malaysia đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn lương
thực miền Bắc Việt Nam (Vinafood 1) để mua 25.000 tấn gạo 5% tấm. Bernas đã yêu
cầu chuyển phát nhanh cho đơn đặt hàng để đảm bảo cung cấp đủ gạo trong nước.
Các cuộc đàm phán
đang được tiến hành với các nhà nhập khẩu từ Philippines và Trung Quốc. Việt
Nam đang có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khi giá gạo 5% tấm trong
tháng 3 ở mức 340 USD/tấn, thấp hơn nhiều so với cùng loại từ Ấn Độ, Pakistan
và Thái Lan được bán lần lượt ở mức 370 USD/tấn, 360 USD/tấn và 388 USD/tấn.
Ngoài ra, VFA hy vọng
về một thỏa thuận xuất khẩu gạo với Hàn Quốc thông qua hệ thống Hạn ngạch thuế
quan (TRQs). Năm ngoái, Việt Nam đã cung cấp hơn 113.000 tấn cho thị trường
Đông Á này thông qua TRQs.
Cùng với các thị
trường trọng điểm như vậy, Việt Nam đang tìm kiếm để có được những người mua
gạo mới, trong đó Ả Rập Saudi được coi là thị trường tiềm năng, đặc biệt là khi
điều kiện thời tiết khắc nghiệt cản trở việc sản xuất lúa gạo, khiến nước này
phải dựa vào nhập khẩu gạo. Năm ngoái, mức tiêu thụ gạo của quốc gia này ước
đạt 1,27 triệu tấn.
Ấn Độ là nhà cung cấp
gạo lớn nhất cho Ả Rập Saudi, chiếm 79% thị phần, tiếp theo là Mỹ (6%),
Pakistan (6%), Thái Lan (5%) và Việt Nam (2%).
Việt Nam đã vận
chuyển 22.000 tấn gạo đến quốc gia này trong năm 2018 và con số này dự kiến sẽ
tăng trong thời gian tới.
(theo
Rice Online – TL, ITPC)
|