Hai mươi điều cần làm khi kinh doanh tại thị trường mới

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 15-08-2019)

1. Khảo sát khách hàng về những nhu cầu và sở thích

Một trong những công việc quan trọng nhất trước khi kinh doanh tại thị trường mới là bạn phải khảo sát khách hàng của bạn để hiểu những gì họ quan tâm nhất, những gì là nhu cầu của họ trong lĩnh vực, ngành hàng mà bạn dự đinh kinh doanh. Sau đó bạn chạy thử nghiệm để kiểm tra nhu cầu đã khảo sát được, cũng như để được đảm bảo các thông tin bạn thu thập được là phù hợp và chính xác. Điều này bạn cần phải làm thường xuyên nhằm giúp bạn có thể theo sát những nhu cầu để tạo ra một sản phẩm mà thị trường thực sự muốn.

2. Đừng cố gắng tạo ra một sản phẩm/dịch vụ hoàn hảo ngay lập tức

Điều này có nghĩa là bạn đừng quá lo lắng khi việc kinh doanh của bạn còn nhiều bất cập, nhận nhiều phàn nàn từ khách hàng, và đôi khi từ chính đối thủ cạnh tranh… từ buổi đầu xâm nhập thị trường. Bạn hãy bình tĩnh và giải quyết từng “mối rối”, công việc sẽ dần trở nên hoàn hảo và trơn tru. Trong đầu hãy luôn tập trung vào việc kinh doanh cho đúng kế hoạch của mình đặt ra ngay từ buổi đầu.

3. Luôn nghĩ cách nâng cao sự phục vụ của mình đối với khách hàng hiện tại

Hãy tập trung vào đối tượng là khách hàng hiện hữu của bạn. Nếu bạn đã có một danh sách khách hàng từ 5.000 người/đối tượng trở lên, thay vì tập trung vào việc mở rộng danh sách này lên 8.000, 10.000 hoặc tăng lượng “view”, lượng “like” trên các kênh phương tiện truyền thông xã hội của bạn, thì hãy tập trung vào việc tạo ra những nội dung mới, những giá trị mới cho lượng khách hàng hiện hữu mà bạn đang có. Hãy đặt ra câu hỏi “Sản phẩm hoặc chương trình mới nào họ cần tiếp theo?”, “Nên tạo thêm những giá trị công thêm nào?”… Việc này cho phép bạn tiếp tục hỗ trợ được khách hàng của bạn trong tương lai, cũng như thu hút đồng thời tăng doanh thu của công ty lên từ lượng khách hàng cũ, cũng như quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình với nhiều thông tin mới, giá trị mới.

4. Luôn suy nghĩ câu hỏi “Thị trường cần gì”

Không suy nghĩ theo sách vở mà hãy làm theo thực tế thị trường. Như ta thường nói “Bán thứ khách hàng cần, chứ không bán thứ mình có”.

5. Lắng nghe phản hồi để thay đổi

Không ai thực sự hoàn hảo. Đến một lúc nào đó, bạn phải quyết định đây là thời điểm tôi cần thay đổi và sự thay đổi này dựa trên những phản hổi từ khách hàng của mình. Những thay đổi này mang đến sự phát triển cho công ty bạn thông qua những sản phẩm, dịch vụ hoặc thậm chí chỉ là những công dụng nhỏ nhưng mới lạ mà bạn mang đến cho khách hàng, và bạn luôn luôn phải suy nghĩ đến những thay đổi này vì đối thủ của bạn không bao giờ đứng một chỗ.

6. Dùng mạng xã hội để xây dựng cộng đồng

Nhóm Facebook, những người dùng Twitter, LinkedIn,… của bạn không đơn thuần chỉ là một nhóm, nó là một cộng đồng phát triển và vận động xung quanh doanh nghiệp của bạn, và bạn cần phát triển nó một cách tự nhiên qua nhiều năm. Cộng đồng này giúp thúc đẩy lẫn nhau, tôn vinh lẫn nhau và thực sự hợp tác trong việc kinh doanh.

7. Không viễn vong về sản phẩm/dịch vụ của bạn

Khách hàng rất thực tế và sẽ cho bạn thấy ý tưởng của bạn có thực tế và thiết thực hay không thông qua số tiền họ bỏ ra để sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Đừng quá hy vọng viễn vong khi khach hàng chưa tự nguyện tiêu tiền đối với sản phẩm/dịch vụ của bạn.

8. Thương hiệu là thứ để thu hút khách hàng mục tiêu

Một thương hiệu thành công là thương hiệu giúp khách hàng hiểu được bạn là ai, bạn đang đại diện cho điều gì, thị trường của bạn là ở đâu và bạn đang ở vị trí nào. Thông qua thương hiệu bạn có thể thu hút khách hàng mục tiêu. Bạn định vị thương hiệu của mình thông qua sự giao thoa giữa uy tín, sự khác biệt và tính độc đáo và sự phù hợp tại thị trường mục tiêu.

9. Hãy để khách hàng của bạn thấy đuợc sự quan tâm

Luôn quan tâm chăm sóc khách hàng bằng cách tạo ra nhiều nội dung đáp ứng những nhu cầu hiện có, cũng như những nhu cầu trong tương lại bằng cách gợi ý và tập trung giải quyết đáp ứng nó. Thông qua đó bạn có thể tạo ra một tập hợp những khách hàng trung thành và sẵn sàng bỏ tiền ra sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

10. Xây dựng nền tảng cá nhân

Bạn không cần phải cố gắng thể hiện đến từng cá nhân khách hàng mà hãy tạo niềm tin thông qua những việc bạn làm cho những nhóm khách hàng đó. Nếu khách hàng của bạn tự nhận thấy bạn đang khát khao muốn phục vụ cho họ và bạn thực sự có khát vọng đó, thì họ sẽ trở thành một phần trong kinh doanh và trong cuộc sống của bạn.

11. Chia sẽ những câu chuyện về bản thân nhằm kết nối với khách hàng

Hãy chia sẽ với khách hàng những câu chuyện đời thường, đưa những câu chuyện đó vào trong sản phẩm của bạn. Với những điều giản dị và gần gũi trong cuộc sống, bạn có thể kết nối chặt chẽ với khách hàng, cũng như các khách hàng có thể tạo thành một mạng lưới khi được kết nối với nhau thông qua các câu chuyện của bạn.

12. Cách tốt nhất để tiếp thị doanh nghiệp của bạn là cho khách hàng biết rằng bạn hiểu họ

Bạn không nên tiếp thị và bằng mọi cách khiến mọi người phải hiểu giá trị của những gì bạn đang có. Hãy để khách hàng hiểu rằng công ty của bạn biết rõ họ cảm thấy thế nào. Cách tốt nhất để tiếp thị là để mọi người cảm thấy bạn hiểu họ. Bạn không cần cố gắng để làm cho họ hiểu rõ sản phẩm của bạn cũng như giá trị của nó.

13. Cạnh tranh là một điều tốt cho công ty bạn

Đừng ngại cạnh tranh trên thị trường. Chính sự tồn tại của nó sẽ xác nhận rằng trên thị trường hiện đang có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Hãy đi sâu phân tích và tìm hiểu sự cạnh tranh đó, từ đó sẽ cho bạn nhiều kết quả bất ngờ và hữu ích.

14. Sử dụng phương tiện truyền thông để lập danh sách khách hàng

Một điều quan trọng là bạn phải có cách để tạo ra danh sách khách hàng thông qua các công vụ truyền thông mà bạn sử dụng. Khi bạn tương tác với họ thì họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai.

15. Đừng cố gắng sử dụng tất cả các kênh tiếp thị

Khi bắt đầu kinh doanh hay đưa một sản phẩm/dịch vụ mới ra thị trường, hãy chỉ sử dụng 1 hoặc 2 kênh truyền thông chính để đưa thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Sau đó hãy dần dần thử nghiệm với nhiều cách tiếp xúc khác mà bạn nhận thấy mọi người đang sử dụng., tuy nhiên hãy làm thật đơn giản, và luôn hướng sự chú ý của khách hàng đến kênh tiếp chị chính mà bạn đặt ra ngay từ đầu.

16. Không chỉ tập trung vào bán hàng, hãy cùng thành công với khách hàng của bạn

Không thể bắt khách hàng mua sản phẩm của bạn, và cũng đừng tìm mọi cách để bán sản phẩm. Hãy chia sẻ, đồng cảm và cùng phát triển với khách hàng của mình, ngay cả khi bạn không bán được sản phẩm/dịch vụ cho họ.

17. Đầu tư vào công nghệ và con người

Có một câu nói của cổ nhân phương Tây: “Hôm nay bạn hãy làm những việc mà những việc đó có thể giúp bạn có nhiều thời gian hơn vào ngày mai”. Ngay từ hôm nay, hãy đầu tư vào công nghệ và con người cho công ty của bạn. Đến một lúc nào đó, chính những điều này sẽ khiến bạn thoải mái và tự tin hơn trong điều hành, và mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho công ty bạn.

18. Khi thành công, hãy nhớ đến người khác

Trong kinh doanh có hai cách để tìm ra những điều mà bạn không được học trong nhà trường. Cách thứ nhất là chính bạn sẽ nhận được bài học thông qua những thất bại, mà giới doanh nhân thường gọi là cú shock. Còn nếu không muốn nhận những cú shock, bạn cần phải học hỏi từ những sai lầm của người khác. Và nếu bạn không bị lặp lại những sai lầm hay thất bại này, hãy mang ơn và nhớ đến họ như là một người thầy trong trường.

19. Trở nên độc đáo

Một trong những thương hiệu có tính biểu tượng nhất hiện nay đó là Apple, sau khi ra mắt đã được hồi sinh vào năm 1997 bằng một chiến dịch sáng tạo mời gọi mọi người “Nghĩ khác đi - Think different”. Ngày nay, các sản phẩm của Apple đã được thiết kế tốt hơn, hài hước hơn và đáng tin cậy hơn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Cái gì khiến công ty của bạn trở nên độc đáo và duy nhất? Một câu chuyện? Hay những gì bạn làm mà những người khác trên thị trường không làm?...

20. Xác định ngôn từ của công ty

Những gì bạn phát ngôn rất quan trọng, nhưng đừng quên cách bạn nói ra như thế nào. Tiếng nói của công ty bao gồm ngôn ngữ và cá tính của bạn cùng đồng nghiệp để mang thông điệp thương hiệu đến và tiếp cận với các khách hàng. Nhưng ngôn ngữ thương hiệu thành công khi trở nên độc đáo. Hãy nghĩ về những ngôn ngữ thương hiệu nổi tiếng và xác định thử cái gì đã khiến nó trở nên độc đáo? Họ kết nối với khách hàng như thế nào? Bạn thích gì trong ngôn ngữ thương hiệu của họ?