Đầu tư vào ngành công nghiệp AI của Trung Quốc có thể đạt mức 1,4 nghìn tỷ USD
Tại Diễn đàn Đầu tư Quốc tế Trung Quốc diễn ra vào cuối tuần trước, trong bài phát biểu của mình, ông Chen Liang, Giám đốc điều hành China International Capital Corporation (CICC), nhận xét ngành công nghiệp AI của Trung Quốc vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng. Theo đó, ngành có thể đạt mức đầu tư 1,4 nghìn tỷ USD (tương đương 10.000 tỷ CNY) để phát triển công nghệ này trong 6 năm tới. CICC ước tính nhu cầu thị trường AI của Trung Quốc sẽ trị giá 5,6 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2030.
Diễn đàn Đầu tư Quốc tế Trung Quốc do chính quyền thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến phía đông bắc tổ chức và được CICC đồng tài trợ.
Giống như ở Mỹ, Trung Quốc đang trải qua thời kỳ bùng nổ AI khi các công ty công nghệ trong nước đầu tư mạnh vào phát triển các mô hình AI tổng quát, đặc biệt là các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) – công nghệ nền tảng cho chatbot như ChatGPT của OpenAI. Công nghệ này đang được tích hợp vào các ngành công nghiệp truyền thống, bao gồm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ pháp lý, giải trí, vận tải và hậu cần.
Theo dữ liệu tìm kiếm trên nền tảng dữ liệu doanh nghiệp Qichacha, hơn 237.000 công ty liên quan đến AI đã ra mắt tại Trung Quốc trong nửa đầu năm nay. Đất nước này có khoảng 1,7 triệu công ty đăng ký AI dưới tên, danh mục bằng sáng chế hoặc phạm vi kinh doanh của họ.
Bắc Kinh đã coi AI là ưu tiên quốc gia trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và cạnh tranh công nghệ kéo dài với Mỹ. Chính phủ đã tăng cường hỗ trợ cho ngành này bằng các chính sách thuận lợi nhằm thúc đẩy AI trong chuyển đổi công nghiệp.
Jin Zhuanglong, người đứng đầu Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, chia sẻ với truyền thông vào tháng 1: “Trí tuệ nhân tạo là một công nghệ biến đổi sẵn sàng dẫn đầu làn sóng đột phá khoa học và đổi mới công nghiệp tiếp theo. Các ứng dụng của nó đã mở rộng phạm vi nghiên cứu, phát triển sản phẩm và quy trình sản xuất, định vị AI là chất xúc tác chính cho tiến bộ công nghiệp hiện đại”.
Tại diễn đàn đầu tư, ông Chen cho biết Trung Quốc đã trở thành thị trường robot lớn nhất thế giới, với robot công nghiệp từ nước này chiếm một nửa doanh số toàn cầu hàng năm.
Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, trong một báo cáo vào tháng 9 năm ngoái rằng việc lắp đặt robot ở Trung Quốc đạt đỉnh điểm vào năm 2022, chiếm 52% tổng số lắp đặt trên toàn thế giới.
Tại hội nghị Robot Thế giới vào tháng trước, các công ty lớn và nhỏ của Trung Quốc đã trưng bày nhiều loại sản phẩm có hình dạng con người, con vật và hơn thế nữa. Một số robot có thể thực hiện những công việc như công việc gia đình, trong khi các thiết bị công nghiệp được chế tạo bằng mô hình AI có thể được sử dụng để xử lý các nhiệm vụ như phân loại thuốc cho các hiệu thuốc và bốc dỡ hàng hóa của nhà máy.
Ngyuo62n: TBKTVN