“Cơn gió ngược” với kinh tế Việt Nam

Xuất khẩu “sắp sáng” 

Cho đến nay, việc mở cửa trở lại của Trung Quốc đã không thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam, vì sự phục hồi chủ yếu được thúc đẩy bởi các dịch vụ trong nước trong khi ngành sản xuất vẫn còn yếu. Các hoạt động dịch vụ có xu hướng ít nhập khẩu hơn so với các hoạt động công nghiệp. 

“Người tiêu dùng mệt mỏi với lệnh phong tỏa thích chi tiêu cho nhà hàng, giải trí và du lịch trong nước, đồng thời phần lớn không mua hàng hóa đắt tiền vì lo ngại về thị trường lao động”, Maybank Investment Bank nhìn nhận. 

 

Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm đã giảm 6,5% so với năm trước, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu lần đầu tiên chuyển biến tích cực trong tháng 5 (+21,8%) kể từ tháng 10 năm 2022, một phần là nhờ mức so sánh thấp của năm 2022 khi Trung Quốc chiếm 15%  tổng kim ngạch xuất khẩu năm ngoái.

Theo Maybank Investment Bank, xuất khẩu sang Trung Quốc có thể cải thiện trong những tháng tới, nhờ mức so sánh thấp của năm trước do Trung Quốc phong tỏa. Nhu cầu từ Trung Quốc sẽ mạnh lên trong năm tới khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi, giúp bù đắp nhu cầu đang suy yếu của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sức mạnh phục hồi xuất khẩu có thể bị hạn chế bởi hai yếu tố.

Thứ nhất, tiên lượng nhu cầu toàn cầu ảm đạm có thể làm giảm khả năng phục hồi, do các đầu vào thượng nguồn chiếm phần lớn các chuyến hàng của Việt Nam sang Trung Quốc, sau đó được chế biến thành hàng hóa hoàn chỉnh dành cho xuất khẩu sang các nền kinh tế thứ ba. Hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô chiếm trung bình 43% tổng số lô hàng trong giai đoạn 2015 đến 2019, trong khi tư liệu sản xuất chiếm thêm 40%. Thứ hai, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này có thể bị ảnh hưởng do nhu cầu nội địa của Trung Quốc phục hồi.

“Hai cơn gió ngược” 

Ở góc nhìn cá nhân, ông Hoàng Huy, Chuyên gia Phân tích Chiến lược, Maybank Investment Bank đánh giá trong dài hạn, Việt Nam đối diện với hai cơn gió ngược đó từ bên trong và bên ngoài. 

Đầu tiên là kinh tế thế giới suy yếu, nhu cầu từ Mỹ, châu Âu giảm, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều dự báo đồng thuận khả năng kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong quý III, quý IV và sẽ sớm phục hồi sau đó, từ đó hỗ trợ cho xuất khẩu. 

 

Bên cạnh Mỹ, yếu tố Trung Quốc mở cửa cũng được kỳ vọng tác động tích cực đến bối cảnh chung. Mới đây quốc gia này đã tiếp tục cắt giảm lãi suất cùng với sự phục hồi của bất động sản nội địa, kỳ vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho việc phục hồi nhu cầu bên ngoài.

Theo ông Hoàng Huy, "cơn gió ngược" thứ hai đó là thị trường bất động sản trong nước. Sau quý I với bức tranh màu xám thì quý II thị trường có nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, từ chính sách tiền tệ đến chính sách tài khóa. Bên cạnh đó. Chính phủ đang cho phép các doanh nghiệp tái khởi động các dự án, đây là một yếu tố rất quan trọng.

Khi mà Chính phủ cho phép các dự án tái khởi động sẽ giúp cho dòng tiền trong thị trường bất động sản xoay chuyển trở lại. Đây là yếu tố quan trọng nhất, giúp thị trường phục hồi trong thời gian tới. Tất nhiên sự phục hồi như thế nào sẽ phục thuộc vào nhiều yếu tố, và còn nhiều rủi ro khi áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn lớn. Nhưng ít nhất điểm xấu nhất của thị trường nhiều khả năng đã qua.

“Chúng tôi đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam trong 1-2 năm tới cũng như thị trường chứng khoán là tương đối sáng sủa”, ông Hoàng Huy nói

Nguồn: Nhipcaudautu