Một số hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nigieria
Chính phủ Nigeria đã hủy bỏ Chương trình Kiểm tra trước khi bốc hàng (PSI) đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nigeria để chuyển sang Chương trình Kiểm tra Điểm đến (DIS) đối với hàng hóa nhập khẩu. Chương trình này có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Đây là một số hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Nigeria, áp dụng đối với giao dịch nhập khẩu có hiệu lực từ thời điểm nói trên.
- Tổ chức, cá nhân nào muốn nhập khẩu hàng hóa vào Nigeria trước tiên phải hoàn thành Mẫu “M” thông qua một ngân hàng thương mại được ủy quyền nào đó mà chưa cần đề cập đến giá trị hợp đồng hoặc việc thanh toán như thế nào.
- Form M sẽ có giá trị trong vòng 6 tháng đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu ngoại trừ thực vật, máy móc thì sẽ có giá trị trong vòng 1 năm. Yêu cầu gia hạn Mẫu M phải được gửi tới Văn phòng Vụ trưởng Vụ Thương mại và Giao dịch, Ngân hàng trung ương Nigeria, Abuja.
- Các chứng từ bổ sung khác phải được chú thích rõ “có giá trị đối với giao dịch ngoại hối” hoặc “không có giá trị đối với giao dịch ngoại hối” tùy theo việc chi chuyển ngoại hối có phải thực hiện hay không.
- Mẫu M và hóa đơn chiếu lệ liên quan (có giá trị trong vòng 3 tháng) phải có mô tả chính xác hàng hóa sẽ được nhập khẩu để phục vụ cho việc định giá.
·Tên của sản phẩm
·Nhãn hiệu hoặc tên thương hiệu của sản phẩm (nếu có thể ghi)
·Tên kiểu mẫu và/hoặc mẫu số tham chiếu (nếu có thể ghi)
·Mô tả chất lượng, phẩm cấp, đặc điểm kỹ thuật, năng lực, kích cỡ, khả năng hoạt động, v.v…
·Số lượng và đóng gói, bao bì
- Mẫu M sẽ có giá trị đối với việc nhập khẩu chỉ sau khi có sự chấp thuận của một nhà cung cấp dịch vụ quản lý rủi ro/ giám định. Tiếp đó, người bán hàng được ủy quyền phải xác nhận việc chấp thuận Mẫu M trước khi tiến hành các bước tiếp theo của việc nhập khẩu.
- Tất cả các mặt hàng nhập khẩu phải kiểm tra điểm đến phải mang mã “BA” đằng trước hệ thống mã số của Mẫu M. Mặt hàng thuộc diện được miễn kiểm tra đểm đến thì phải mang mã “CB”. Việc thanh toán cho hàng hóa miễn kiểm tra điểm đến sẽ không được thực hiện trên thị trường giao dịch ngoại hối nếu không có sự chấp thuận trước của Ngân hàng trung ương Nigeria. Danh sách miễn kiểm tra điểm đến sẽ được Bộ trưởng Bộ Tài chính thông qua và là điều kiện đầu tiên cho việc hoàn thành Mẫu M được miễn kiểm tra đầu vào.
- Tài liệu liên quan đến mỗi giao dịch nhập khẩu phải có tên sản phẩm, nước xuất xứ, chỉ tiêu kỹ thuật, ngày sản xuất, số lô, mẻ sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm đó như (NIS, Tiêu chuẩn Anh PD, ISO, IES, DIN, v.v…)
- Tất cả hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn mác bằng tiếng Anh bên cạnh ngôn ngữ giao dịch khác nếu không hàng hóa sẽ bị tịch thu.
- Tất cả các thiết bị sử dụng điện phải có:
·Hướng dẫn sử dụng
·Thông tin an toàn/ dấu hiệu chỉ dẫn an toàn
·Bảo hành ít nhất là 6 tháng
10. Việc nhập khẩu các sản phẩm Trống (không có chứng từ) và/hoặc không có Mẫu M còn giá trị sẽ tự động bị thu giữ và tiêu hủy không cần cảnh báo trước, và là hành vi phạm pháp.
11. Các phần mềm, ổ đĩa cứng, hệ điều hành và bộ nhớ máy tính theo tiêu chuẩn từ năm 2000 trở về sau.
- Hàng hóa nhập khẩu như thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế, hóa chất v.v… phục vụ cho y tế hoặc là liên quan đến môi trường thì phải có ngày hết hạn trong điều kiện bảo quản thông thường (tối thiểu là phải còn ½ hạn sử dụng tính từ thời gian nhập khẩu) và chỉ rõ thành phần hoạt tính, nếu có thể ghi rõ.
- Thiết bị điện (bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn điện, cầu chì…) phải có thông tin về thời gian hoạt động, dây cáp điện thì phải có thông tin về phẩm cấp.
- Bất kỳ sự khai báo gian dối nào sẽ là lý do để trì hoãn, tịch thu sung công hoặc bắt giữ hàng hóa.
- Hàng hóa nhập khẩu vào Nigeria phải có đấy đủ bộ chứng từ sau đây:
·Giấy chứng nhận kết hợp trị giá và xuất xứ (CCVO), và phải có những thông tin bổ sung cho những thông tin của hóa đơn chiếu lệ.
- Số Mẫu M
- Mô tả đúng hàng hóa
- Cảng đến (Cảng thực tế phải ghi rõ ví dụ: Tin-can, Apapa, Kano, Onne…)
- Các chi tiết về vận chuyển, ngày xếp hàng lên tàu, nước xuất xứ, nước cung cấp.
·Phiếu đóng gói
·Vận đơn đường biển sạch hàng đã xếp/ Vận đơn hàng không/ Vận đơn đường bộ
·Giấy chứng nhận sản xuất của nhà sản xuất có ghi tiêu chuẩn sản xuất và trong trường hợp không thể ghi rõ, thì phải có thêm Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc báo cáo phân tích thành tố hóa học.
·Giấy chứng nhận kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với hóa chất, thực phẩm, đồ uống, thuốc tân dược, thiết bị sử dụng điện và các sản phẩm khác nếu có yêu cầu.
- Các thủ tục thanh toán được áp dụng như sau:
·Các giao dịch bằng Tín dụng thư (L/C): Khi giao dịch liên quan đến việc phát hành Giấy chứng nhận Vốn Nhập khẩu (CCI) hoặc tín dụng của người cung cấp, tất cả các chứng từ đàm phán và/hoặc chứng từ vận tải (nếu có), phải được chuyển từ Người hưởng lợi/ Người cung cấp thông quan ngân hàng của người đó tới ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hàng và sau đó là tới ngân hàng phát hành.
·Đối với giao dịch nhờ thu (C/C) và Tín dụng thư không được xác nhận, các chứng từ phải được chuyển tới ngân hàng phát hành trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng đại lý ở nước ngoài của ngân hàng phát hành.
·Đối với giao dịch không có giá trị trong thanh toán ngoại hối (giao dịch không yêu cầu chuyển ngoại hối), người cung cấp phải gửi chứng từ trực tiếp tới ngân hàng mở Mẫu M. Hơn nữa, liên quan đến giao dịch này, nếu không nộp được các chứng từ vận tải trong vòng 90 ngày, bộ chứng từ sẽ được gửi trả lại.
·Trong trường hợp là các tài sản cá nhân, các chứng từ liên quan phải được gửi tới Nhà cung cấp dịch vụ thích hợp. Nếu có những hàng hóa phải đóng thuế vượt quá số lượng hành khách được mang theo thì phải làm các thủ tục thông quan áp dụng đối với hàng hóa Thương mại và do đó, các chứng từ nhập khẩu phải hoàn thiện đầy đủ nếu không sẽ bị thu giữ.
- Đối với các giao dịch có phí, sau khi cập cảng, mức phí tạm trữ từ 5 – 15% của toàn bộ chi phí tạm trữ đã thỏa thuận giữa người nhập khẩu và người cung cấp ở nước ngoài phải được ghi rõ trong Hợp đồng Thương mại và hóa đơn chiếu lệ, là một phần của bộ chứng từ bổ sung cho việc đăng ký Mẫu M có liên quan.
·Mức phí trên sẽ không được hoàn lại cho đến khi có thẩm định phù hợp đối với việc tạm trữ do Ban thanh tra công nghiệp của Bộ Công nghiệp liên bang tiến hành.
·Công ty giám định sẽ phải chuyển cho Bộ Thương mại và Công nghiệp (Ban thanh tra công nghiệp) và Ngân hàng Trung ương Nigeria (Ban giao dịch và Thương mại) các bản copy của Hợp đồng Thương mại và hóa đơn chiều lệ của việc tạm trữ đó phục vụ cho mục đích kiểm soát.
·Trong quá trình kiểm tra điểm đến, Hải quan Nigeria có thẩm quyền ấn định giá trị vận chuyển và phí sau cập cảng như đã được ghi trong Báo cáo đánh giá rủi ro (RAR).
·Ban thanh tra công nghiệp – Bộ Thương mại và Công nghiệp Liên bang sau đó sẽ tiến hành định giá việc tạm trữ và thông báo cho Ngân hàng trung ương Nigeria.
·Khi nhận được báo cáo định giá của Ban thanh tra công nghiệp (Bộ Thương mại và Công nghiệp), Ngân hàng trung ương Nigeria sẽ thông báo để công ty giám định phát hành Báo cáo đánh giá rủi ro liên quan đến giá trị tạm giữ và sau đó người bán hàng được ủy quyền sẽ được thông báo để hoàn số tiền đó cho người hưởng lợi.