Quay lại

Gần 800 tỷ đồng hỗ trợ thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ Việt Nam

Những kết quả quan trọng nổi bật đã đạt được của Quỹ đổi mới sáng tạo VinIF chia sẻ tại hội thảo về tổng kết 5 năm hoạt động của quỹ góp phần hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu khoa học Việt Nam diễn ra ngày 26/7/2023.

Đây là quỹ tư nhân đầu tiên có ngân sách hàng nghìn tỷ đồng tài trợ phi lợi nhuận cho sự phát triển khoa học công nghệ Việt Nam. Quỹ được thành lập nhằm hỗ trợ các nhà khoa học trẻ thuộc các trường Đại học, Học viện thực hiện nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Quỹ tập trung hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam thực hiện các dự án khoa học công nghệ xuất sắc, có tầm ảnh hưởng lớn, với phương pháp tiếp cận và công nghệ hiện đại. Các dự án được hỗ trợ đều có sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học Việt Nam với nhà khoa học nước ngoài.

Theo GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF, Tập đoàn VinGroup, ngoài việc hỗ trợ về mặt tài chính, nâng cao chất lượng nghiên cứu, điều quan trọng hơn quỹ đã tạo cơ chế làm việc minh bạch, hợp lý, văn minh. Quỹ được thành lập với mong muốn góp phần xây dựng một văn hóa nghiên cứu sáng tạo, trung thực và mang chuẩn mực quốc tế, tạo lập lớp các nhà khoa học trẻ sáng tạo, có trách nhiệm với xã hội.

GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF

GS. Vũ Hà Văn, Giám đốc Khoa học Quỹ Đổi mới sáng tạo VinIF

Quỹ được thành lập với mong muốn góp phần xây dựng một văn hóa nghiên cứu sáng tạo, trung thực và mang chuẩn mực quốc tế, tạo lập lớp các nhà khoa học trẻ sáng tạo, có trách nhiệm với xã hội.

Trong 5 năm qua, các chương trình tài trợ của quỹ đã thu hút các nhà khoa học, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, và sự theo dõi sát sao từ các nhà nghiên cứu hoạch định chính sách. Đại diện quỹ cho rằng đây sẽ là tiền đề để tạo ra những bước ngoặt lớn hơn trong việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Các chương trình của quỹ không chỉ góp phần làm đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ Việt Nam mà còn được kỳ vọng tác động tích cực đối với hoạt động tài trợ, hỗ trợ khoa học hiện hành.

PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhận xét phương thức hỗ trợ của quỹ cho các dự án nghiên cứu khoa học góp phần làm thay đổi cơ chế, cách xét chọn, đánh giá các đề tài theo hướng có chất lượng, tinh gọn. Các tác động tích cực này không những ảnh hưởng tới Đại học Bách khoa Hà Nội mà còn tới cộng đồng khoa học, các cơ quan quản lý trong nước.

Đến nay, quỹ đã tài trợ trên 100 dự án khoa học công nghệ và văn hóa, lịch sử; cấp 1.200 suất học bổng; hỗ trợ 2.500 nhà khoa học… với tổng kinh phí lên tới gần 800 tỷ đồng, góp phần tiếp sức cho sự phát triển của nghiên cứu khoa học Việt Nam.

Riêng trong năm 2023 đã ghi nhận sự tăng trưởng đột biến số lượng các hồ sơ đăng ký với 170 dự án khoa học công nghệ. Hiện nay hội đồng đang đánh giá , thẩm định và xét chọn các dự án xuất sắc để hỗ trợ.

Trong số hơn 100 dự án nhận được hỗ trợ trải đều ở các lĩnh vực khoa học, công nghệ: y dược, sinh học, công nghệ sinh học, vật lý, vật liệu, điện-điện tử, cơ khí, tự động hóa, toán học, công nghệ thông tin, khoa học máy tính, điện tử viễn thông, khoa học trái đất, tài nguyên môi trường, hóa học.

Để nhận được tài trợ, các dự án trải qua quá trình xét chọn, thẩm định khắt khe của hội đồng nhưng minh bạch và nhanh gọn. Chủ nhiệm dự án, nhóm nghiên cứu, tổ chức chủ trì được giữ toàn bộ quyền sở hữu trú trí tuệ cũng như sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và các kết quả nghiên cứu.

Với sự hỗ trợ từ quỹ đã góp phần tạo ra hàng ngàn công trình được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín, gần 400 sản phẩm, trên 70 phát minh sáng chế, gần 20 doanh nghiệp start-up, spin-off (hình thức thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ) hình thành. Các chương trình của quỹ đã góp phần thay đổi văn hóa nghiên cứu khoa học, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, tạo nên những ngành đào tạo mới cho đất nước như các ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Đã có trên 100 dự án khoa học công nghệ và văn hóa, lịch sử; 2.500 nhà khoa học được hỗ trợ với tổng kinh phí lên tới gần 800 tỷ đồng.

Đã có trên 100 dự án khoa học công nghệ và văn hóa, lịch sử; 2.500 nhà khoa học được hỗ trợ với tổng kinh phí lên tới gần 800 tỷ đồng.

Thông qua nguồn lực hỗ trợ, có nhiều dự án nghiên cứu khoa học công nghệ đã đạt kết quả quan trọng, xuất sắc. Điển hình như Dự án “Thông tin quang thông minh cho mạng dữ liệu cực lớn” nhằm thiết kế và phát triển hệ thống thông tin quang thông minh có dung lượng truyền dữ liệu cực lớn nhiều Terabit trên giây (10¹² bit/s) cho mạng Internet trong tương lai. Dự án đã có 1 sáng chế được cấp bằng bảo hộ tại Mỹ, và 3 sáng chế được chấp nhận đơn.

Hoặc như Dự án “Mạng quang tử silicon trên chip điều khiển được thông qua trí tuệ nhân tạo” hướng đến thiết kế, mô phỏng, tối ưu hóa hoạt động, chế tạo mẫu và đo kiểm vi mạch quang tử; tạo ra một mô hình mạng quang tử hiện đại cho ngành khoa học máy tính và tạo ra một sản phẩm mô phỏng bộ não người với tốc độ lan truyền thông tin bằng ánh sáng.

Dự án “V-Chain- nền tảng phát triển và triển khai ứng dụng phi tập trung dựa trên công nghệ Blockchain” nhằm xây dựng một nền tảng hỗ trợ các nhà lập trình phát triển các ứng dụng phi tập trung dựa trên công nghệ blockchain. Nền tảng có tên gọi V-Chain sẽ giúp tăng khả năng áp dụng công nghệ blockchain vào đời sống

Hoặc như Dự án “Phát triển kỹ thuật sản xuất vật liệu tính năng cao aerogel composite từ phụ phẩm nông nghiệp” nhằm phát triển quy trình sản xuất vật liệu aerogel composite tính năng cao ở quy mô pilot từ nguồn phụ phẩm cellulose và tro trấu chứa hàm lượng silica đến 80%.

Nguồn: TBKTVN