Châu Âu đang muốn dần bỏ máy bay và chuyển sang tàu hỏa
Kể từ khi phong trào “Flight Shame (một phong trào xã hội chống bay, với mục đích giảm tác động môi trường của ngành hàng không) bắt đầu khuyến khích du khách tìm kiếm các giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn, nhiều người ở châu Âu đã tìm đến mạng lưới đường sắt rộng lớn của lục địa này.
Và quá trình đó đang ghi nhận những bước tiến đầu tiên. Các hãng hàng không, bao gồm hãng vận tải KLM của Hà Lan đang tham gia vào quan hệ đối tác đường sắt trên một số tuyến nhất định, trong khi các quốc gia như Áo và Pháp tìm cách hạn chế các chuyến bay nội địa nơi có tàu hỏa, mặc dù nghị định của Pháp, được ban hành vào tháng 5/2023 (cấm các chuyến bay chặng ngắn nơi có tàu hỏa), đã được giảm bớt đáng kể so với tiền đề ban đầu.
Đó là bối cảnh của một cuộc cách mạng đường sắt đang diễn ra ở châu Âu. Các tuyến đường sắt ở đây có tốc độ cao, nhà khai thác bắt đầu hoạt động trên nền tảng online, cung cấp thêm dịch vụ ngủ qua đêm, các tuyến đường hầm mới tiết kiệm thời gian di chuyển hơn và đầu máy xe lửa mới tăng độ an toàn. Ở Tây Ban Nha, Đức và Áo, các chương trình khuyến mãi vé giá rẻ cũng đóng vai trò quan trọng.
Với rất nhiều đầu tư vào đường sắt, dường như quá trình chuyển mình khỏi mạng lưới vận tải hàng không của châu Âu đang được tiến hành tốt. Chắc chắn, đó chỉ là vấn đề thời gian trước khi lục địa hầu như chỉ dựa vào những con đường bằng sắt để đi lại và bầu trời trở nên trong xanh hơn.
Chỉ có 3 chặng bay bị hủy sau khi Pháp ban hành lệnh cấm. Ảnh: Getty Images. |
Nhưng tại sao, trên thực tế, đây vẫn là một giấc mơ xa vời?
Cũng như nhiều nỗ lực đổi mới để tránh hành vi gây hại cho môi trường, có cả tin tốt và tin xấu. Cách thức thực hiện thì liên tục được đưa ra nhưng không có cách nào có thể được hoàn thiện nhanh chóng. Và không có dấu hiệu nào cho thấy các sân bay của châu Âu sẽ bớt đông đúc hơn trong thời gian gần.
Năm 2023 đã có một khởi đầu mạnh mẽ, khi Pháp cho biết sẽ cấm các chuyến bay chặng ngắn trên một số tuyến nội địa để giúp nước này cắt giảm mức độ ô nhiễm đang làm nóng hành tinh, nhưng mặc dù đã được các quan chức EU thông qua và ký kết vào tháng 5/2023, các biện pháp này vẫn có tác động hạn chế.
Để lệnh cấm được áp dụng, EU cho biết những chặng bị cấm cần được thay thế bởi đường sắt cao tốc, và thời gian di chuyển phải ít hơn 2,5 tiếng. Cũng phải có đủ các chuyến tàu chạy sớm và chạy muộn để du khách có thể lưu trú ít nhất 8 tiếng tại điểm đến. Kết quả là chỉ có 3 chặng bay bị hủy đáp ứng đủ yêu cầu.
T&E đã ước tính, rằng 3 tuyến đường bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm chỉ chiếm 0,3% lượng khí thải do các chuyến bay cất cánh từ lục địa Pháp tạo ra và 3% lượng khí thải từ các chuyến bay nội địa trên đất liền.
Nếu cấm thêm 5 tuyến mà chính quyền Pháp muốn đưa vào, những con số đó sẽ lần lượt là 0,5% và 5%.
Nghe thì có vẻ không nhiều nhưng ngành hàng không nói chung hiện chiếm khoảng 2,5% lượng khí thải carbon toàn cầu, nhưng sự đóng góp của ngành vào biến đổi khí hậu được ước tính là cao hơn, do các loại khí, hơi nước và vệt khói mà máy bay thải ra.
Hơn nữa, đây là một ngành đang phát triển nhanh và đang trên đà trở thành một trong những ngành thải ra khí thải đáng kể nhất trong tương lai. Theo EU, khí thải hàng không ở châu Âu đã tăng trung bình 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn 2013-2019.
Các hãng hàng không không phải trả thuế hoặc thuế đối với nhiên liệu ở EU, không giống như các hình thức vận tải khác. Vé máy bay cũng được miễn thuế giá trị gia tăng.
Nguồn: Nhipcaudautu