Châu Âu hé lộ chiến lược "giảm thiểu rủi ro" nhằm xây dựng nền kinh tế mạnh hơn

Liên minh châu Âu tăng cường sự kiểm soát đầu tư nước ngoài

Chính phủ châu Âu hé lộ chiến lược "giảm rủi ro" nhằm xây dựng một nền kinh tế mạnh mẽ, ít phụ thuộc vào Trung Quốc trong đó lấy công nghệ là “hạt nhân” quan trọng nhất. Bên cạnh đó, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu vẫn tồn tại sự chia rẽ khi nhận định về quan hệ với Bắc Kinh.

Đề xuất từ Ủy ban châu Âu, cơ quan chủ trì của Liên minh châu Âu, nhằm tăng cường kiểm soát đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, trong đó phải áp dụng kiểm soát chặt chẽ về quá trình xuất khẩu nhằm đề phòng "sức ép kinh tế" từ bên ngoài. Đồng thời, đánh giá các rủi ro trong các ngành công nghiệp có ứng dụng quân sự như tính toán lượng tử, lĩnh vực điện tử viễn thông, chất bán dẫn tiên tiến và trí tuệ nhân tạo. 

Theo Tổng thống Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen,

Theo Tổng thống Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, "Châu Âu cần nhìn thấu vào một thế giới ngày càng căng thẳng và đa chiều về chính trị". Nguồn: Reuters.

Đề xuất này cung cấp thêm chi tiết cho chiến lược "giảm rủi ro" ban đầu được Tổng thống Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen trình bày vào ngày 30/3. Châu Âu cần "nhìn sâu vào thế giới đang trở nên căng thẳng và đa chiều về chính trị", bà nói vào ngày hôm đó. "Vấn đề an ninh kinh tế đã trở thành ưu tiên của chúng tôi và của nhiều đối tác. Và hôm nay, châu Âu trở thành nền kinh tế hàng đầu đầu tiên đề ra một chiến lược về an ninh kinh tế.", bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh.

Châu âu không thống nhất quan điểm đối ngoại với Trung Quốc 

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu không thống nhất trong quan điểm ngoại giao với Trung Quốc.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tiến hành cuộc đàm phán tại Berlin. (Nguồn: Reuters)

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tham dự cuộc đàm phán tại Berlin. Nguồn: Reuters.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức. Berlin đã có thâm hụt thương mại 80 tỉ euro (khoảng 87 tỉ USD) với Trung Quốc vào năm ngoái, đây con số “khủng” nhất kể từ năm 1990.

Được biết, cả 2 nước đã ký kết hơn 10 thỏa thuận trong suốt chuyến thăm của Lý Cường, trong các lĩnh vực như sản xuất tiên tiến và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra Thủ tướng Trung Quốc cũng sẽ tham dự cuộc hội nghị về tài trợ biến đổi khí hậu tại Paris vào ngày 22 và 23/6, và dự kiến sẽ gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Macron đã cho biết ông muốn Pháp và châu Âu củng cố quan hệ với Trung Quốc. Sau chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 3 ngày vào tháng 4 vừa qua, ông nói rằng Pháp không nên theo chân Mỹ trong việc đối phó với chính sách của Bắc Kinh tại eo biển Đài Loan vì cho rằng việc bị "cuốn vào những cuộc khủng hoảng không thuộc về chúng ta" không phải là lợi ích hàng đầu của châu Âu.

Tuy nhiên, Ý đang tiếp cận một cách thận trọng hơn. Vào ngày 19/6 , chính phủ Ý đã từ chối Sinochem của Trung Quốc, một trong những cổ đông lớn nhất của Pirelli, từ việc bổ nhiệm CEO của nhà sản xuất lốp xe này đến việc tham vấn các chiến lược công ty, vì lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc.

Chiến lược của Ủy ban châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu xem xét kiểm soát xuất khẩu mới đối với các thiết bị có thể được sử dụng trong lĩnh vực dân sự và quân sự, cũng như tăng cường kiểm tra đầu tư.

Tuy nhiên, Alicia Garcia Herrero, cố vấn nghiên cứu cấp cao tại Viện tư duy châu Âu Bruegel đặt tại Brussels, cho biết không có "đồng thuận" về kế hoạch của Ủy ban châu Âu để hạn chế các khoản đầu tư ra nước ngoài.

"Tôi nghĩ rằng điều này (việc kiểm soát đầu tư ra nước ngoài) không phải là một giải pháp tốt trừ khi nó được nhắm mục tiêu một cách rõ ràng, ví dụ như công nghệ hợp nhất”, bà đưa ra quan điểm.

Chiến lược của Ủy ban châu Âu sẽ được thảo luận bởi 27 nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và các nhà lập pháp vào ngày 29-30/6. Dự kiến, ​​họ sẽ tiến hành phân tích rủi ro của các thách thức chính mà Liên minh châu Âu đang đối mặt, bao gồm các chủ đề liên quan đến chuỗi cung ứng, những rủi ro đối với cơ sở hạ tầng, việc chuyển giao công nghệ trong ứng dụng quân sự hoặc tình báo, và rủi ro từ các nước không thuộc Liên minh châu Âu đang khai thác sự phụ thuộc kinh tế. 

Nguồn: Nhipcaudautu