THÔNG BÁO KHẢO SÁT SỰ QUAN TÂM: Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Giai đoạn 1)
- THÔNG TIN SƠ BỘ VỀ DỰ ÁN
-
- Mục tiêu, quy mô dự án (dự kiến):
- Mục tiêu: đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 22; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường vành đai có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh -Tây Ninh, phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh nói riêng và vùng Đông Nam bộ nói chung; tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
- Quy mô dự án:
- Phạm vi đầu tư:đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh -Mộc Bài với với tổng chiều dài khoảng 51 km. Trong đó: điểm đầu kết nối với đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; điểm cuối giao với Quốc lộ 22 (khoảng Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
- Quy mô dự án:
-
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: đầu tư xây dựng tuyến đường theo Tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729 : 2012), vận tốc thiết kế Vtk=120 km/h.
- Quy mô mặt cắt ngang:
+ Giai đoạn hoàn chỉnh theo quy hoạch: quy mô 06 làn xe, bề rộng nền đường Bnền= 33m;
+ Phân kỳ đầu tư giai đoạn 1: quy mô 04 làn xe, bề rộng nền đường Bnền= 25,5m.
- Xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống thu phí, trạm dừng nghỉ… đảm bảo đồng bộ, hiệu quả theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
-
- Địa điểm thực hiện dự án: Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.
- Thời gian thực hiện dự án: Thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện Dự án từ năm 2024 đến năm 2027.
- Diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng; nhu cầu sử dụng tài nguyên khác (nếu có): sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 409,3 ha. Giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch 06 làn xe.
- Loại hợp đồng dự án (dự kiến): Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).
- Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn 1): 19.617 tỷ đồng (Bằng chữ: Mười chín ngàn sáu trăm mười bảy tỷ đồng).
-
Trong đó:
| : | 9.273 tỷ đồng |
| : | 695 tỷ đồng |
| : | 6.774 tỷ đồng |
| : | 1.594 tỷ đồng |
| : | 1.281 tỷ đồng |
* Tổng mức đầu tư của các dự án thành phần:
- Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT). Tổng mức đầu tư: 10.421 tỷ đồng.
- Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc; tổng mức đầu tư: 2.422 tỷ đồng; đầu tư theo phương thức đầu tư công.
- Dự án thành phần 3: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh; tổng mức đầu tư: 5.270 tỷ đồng; đầu tư theo phương thức đầu tư công.
- Dự án thành phần 4: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài đoạn qua tỉnh Tây Ninh; tổng mức đầu tư: 1.504 tỷ đồng; đầu tư theo phương thức đầu tư công.
-
- Sơ bộ phương án tài chính:
-
- Phần vốn Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp khoảng 9.943 tỷ đồng (bao gồm 45 tỷ đồng chi phí chuẩn bị dự án theo Khoản 1 Điều 73 của Luật PPP được bố trí trước từ nguồn vốn Ngân sách Thành phố và sẽ được Nhà đầu tư được lựa chọn hoàn trả lại cho Ngân sách Thành phố), chiếm 50,69% Tổng mức đầu tư Dự án. Trong đó vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư khoảng 1.491 tỷ đồng, chiếm 15% Tổng mức đầu tư Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Phần vốn Nhà nước tham gia trong dự án: khoảng 9.674 tỷ đồng, chiếm 49,31% Tổng mức đầu tư dự án. Trong đó:
- Phần vốn Trung ương: 2.872 tỷ đồng, chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư Dự án (đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh: 1.368 tỷ đồng;đoạn qua tỉnh Tây Ninh: 1.504 tỷ đồng).
- Phần vốn Ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh: 6.802 tỷ đồng (chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cưđoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh: 3.902 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng công trình trong dự án thành phần 1 (BOT): 478 tỷ đồng; thực hiện xây dựng công trình trong dự án thành phần 2: 2.422 tỷ đồng).
- Đối với Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT). Tổng mức đầu tư: 10.421 tỷ đồng, bao gồm:
- Vốn Nhà đầu tư: 9.943 tỷ đồng chiếm 95,41%;
- Vốn Ngân sách Nhà nước(Ngân sách Thành phồ Hồ Chí Minh): 478 tỷ đồng chiếm 4,59%).
-
- Dự kiến khung giá, phí sản phẩm dịch vụ sử dụng đường bộ: Mức giá khởi điểm sử dụng dịch vụ đường theo chặng dự kiến khoảng 2.100 VND/xe nhóm 1/km. Mức giá dịch vụ giữa các nhóm xe còn lại được xác định theo hệ số tương quan giữa các nhóm xe theo hình thức thu phí theo chặng được quy định tại Thông tư 28/2021/TT-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải (hệ số xe nhóm 2 là 1,4 lần; xe nhóm 3 là 2,1 lần; xe nhóm 4 là 3,8 lần và xe nhóm 5 là 5,7 lần).
- Mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cho dự án sơ bộ khoảng 11,77%/năm.
- Lãi suất vốn vay của dự án: căn cứ quy định Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ, theo đó tỷ lệ lãi vay được xác định dựa trên cơ sở tham chiếu lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại hiện nay và tham chiếu các dự án tương tự đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện (dự kiến áp dụng cho dự án là 10,7%/năm).
- Thời hạn thu phí dự án: dự kiến 16 năm 9 tháng.
-
-
-
- Các ưu đãi, bảo đảm đầu tư:
-
-
-
- Ưu đãi đầu tư: Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Bảo đảm đầu tư: Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án PPP được hưởng các bảo đảm đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật về đầu tư.
-
-
-
- Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu:
-
- Cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu của Dự án thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Nghị định số 28/2021/NĐCP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
- Nguồn vốn dự kiến sử dụng để chi trả phần giảm doanh thu: từ nguồn dự phòng Ngân sách Trung ương.
-
- Tên đơn vị chuẩn bị dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
- Yếu tố đặc biệt cần áp dụng giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường:
-
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Dự án thuộc nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao.
-
-
- Nguyên tắc xác định hình thức lựa chọn Nhà đầu tư như sau:
-
- Đàm phán cạnh tranh trong trường hợp có không quá 03 Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện Dự án.
- Trường hợp Dự án có nhiều hơn 03 Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện Dự án thì thực hiện như sau:
- Đấu thầu rộng rãi quốc tế có sơ tuyển trong trường hợp có từ 06 Nhà đầu tư trở lên quan tâm trong đó có ít nhất 01 Nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm;
- Đấu thầu rộng rãi trong nước có sơ tuyển trong trường hợp có từ 06 Nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam trở lên đăng ký quan tâm;
- Đấu thầu rộng rãi quốc tế trong trường hợp có dưới 06 Nhà đầu tư quan tâm; trong đó có ít nhất 01 Nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm;
- Đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp có dưới 06 Nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam đăng ký quan tâm.
- NỘI DUNG CẦN KHẢO SÁT Ý KIẾN NHÀ ĐẦU TƯ, BÊN CHO VAY ĐỐI VỚI GIAI ĐOẠN PHÂN KỲ CỦA DỰ ÁN
Các nội dung cần khảo sát ý kiến của Nhà đầu tư đối với Dự án, bao gồm:
-
-
- Khảo sát về khả năng triển khai dự án tương tự (về lĩnh vực, quy mô...) của khu vực tư nhân:
-
Đề nghị các Nhà đầu tư có báo cáo sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm triển khai các dự án có tính chất tương tự theo một số gợi ý như sau:
- Dự án Nhà đầu tư đã tham gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với vai trò Nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu. Đề nghị báo cáo cụ thể từng dự án đã tham gia về: quy mô dự án; tổng mức đầu tư; giá trị góp vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong dự án; tình hình triển khai dự án đến nay (đã đưa vào khai thác, đang xây dựng…); các thông tin khác (nếu có).
- Dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà Nhà đầu tư tham gia với vai trò Nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu. Đề nghị báo cáo cụ thể từng dự án đã tham gia về: quy mô dự án; tổng mức đầu tư; giá trị góp vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư trong dự án; tình hình triển khai dự án đến nay (đã đưa vào khai thác, đang xây dựng…); các thông tin khác (nếu có).
- Dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ mà Nhà đầu tư với vai trò là nhà thầu chính (nhà thầu thi công xây lắp; nhà thầu vận hành và bảo trì). Đề nghị báo cáo cụ thể từng dự án đã tham gia về: quy mô dự án; giá trị góp vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư; thời gian vận hành khai thác (năm); các thông tin khác (nếu có).
- Dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà Nhà đầu tư tham gia với vai trò nhà thầu chính. Đề nghị báo cáo cụ thể từng dự án đã tham gia về: giá trị gói thầu/hợp đồng hoặc tổng giá trị thực hiện các gói thầu/hợp đồng; thời gian thực hiện hợp đồng; các thông tin khác (nếu có).
-
- Khảo sát về một số yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật thực hiện Dự án:
-
Đề nghị các Nhà đầu tư có ý kiến về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án theo chủ trương đầu tư được phê duyệt tại Quyết định số 760/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/8/2024 (sao gửi kèm theo)và một số thông số chủ yếu nêu tại điểm 1.2 khoản 1 mục I Thông báo này.
-
-
- Đánh giá của Nhà đầu tư về tính hấp dẫn, khả thi của Dự án; mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu kỳ vọng của Nhà đầu tư:
-
Đề nghị các Nhà đầu tư có ý kiến đánh giá sơ bộ về tính hấp dẫn, tính khả thi và hiệu quả tài chính của Dự án; mức lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu kỳ vọng của Nhà đầu tư; khả năng huy động, cung cấp nguồn vốn tín dụng để triển khai Dự án.
-
-
- Các nội dung khác:
-
Ngoài các nội dung nêu trên, đề nghị các Nhà đầu tư có ý kiến đánh giá về các nội dung khác có liên quan như: tiến độ triển khai thực hiện Dự án; những khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, nguồn cung cấp vật liệu để triển khai Dự án…và các nội dung khác (nếu có).
- YÊU CẦU SƠ BỘ VỀ NĂNG LỰC, KINH NGHIỆM
TT | Nội dung | Yêu cầu |
1 | Năng lực tài chính(1) | - Vốn chủ sở hữu tối thiểu Nhà đầu tư phải thu xếp(2): 1.491 tỷ đồng (Vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15% tổng mức đầu tư dự ánkhông bao gồm vốn Nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và vốn Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật PPP). - Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Đồng thời, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần vốn góp chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì Nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu. - Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15% trong liên danh. |
2 | Kinh nghiệm(3) | Số lượng tối thiểu các dự án mà Nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh cùng thực hiện đã tham gia với vai trò là Nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính: 02 dự án. Cách xác định dự án như sau(4): - Loại 1: Dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư (PPP) mà Nhà đầu tư đã áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường và tham gia với vai trò Nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Dự án có tổng mức đầu tư tối thiểu bằng(5) 5.211 tỷ đồng (tương đương 50% tổng mức đầu tư của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1)). + Dự án mà Nhà đầu tư có phần giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng(6)746 tỷ đồng (tương đương 50% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1)). + Dự án đã hoàn thành giai đoạn xây dựng trong 05 năm gần đây.
- Loại 2: Dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà Nhà đầu tư đã áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường và tham gia với vai trò góp vốn chủ sở hữu và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Dự án có tổng mức đầu tư tối thiểu bằng(7)5.211 tỷ đồng (tương đương 50% tổng mức đầu tư của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1)). + Dự án mà Nhà đầu tư có phần giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng(8)746 tỷ đồng (tương đương 50% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1)). + Dự án đã hoàn thành giai đoạn xây dựng trong 05 năm gần đây.
- Loại 3: Dự án trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) mà Nhà đầu tư đã áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường và tham gia với vai trò là nhà thầu chính và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Giá trị phần công việc Nhà đầu tư tham gia trong gói thầu/hợp đồng tối thiểu bằng(9) 2.577 tỷ đồng (tương đương 30% giá trị xây lắp, thiết bị của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1)). + Gói thầu/Hợp đồng đã kết thúc trong 05 năm gần đây.
- Loại 4: Dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công mà Nhà đầu tư đã áp dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm rút ngắn tiến độ và hoàn thành xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định, đạt mức tiết kiệm năng lượng cao, bảo vệ môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo pháp luật về bảo vệ môi trường và tham gia với vai trò là nhà thầu chính và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Giá trị phần công việc Nhà đầu tư tham gia trong gói thầu/hợp đồng tối thiểu bằng(10)2.577 tỷ đồng (tương đương 30% giá trị xây lắp, thiết bị của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1)). + Gói thầu/Hợp đồng đã kết thúc trong 05 năm gần đây. Kinh nghiệm của Nhà đầu tư bằng tổng số dự án của Nhà đầu tư/thành viên liên danh đã thực hiện. Các dự án/gói thầu Nhà đầu tư/liên danh thực hiện phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá(11). |
Ghi chú:
(1) Căn cứ quy mô, tính chất, lĩnh vực của dự án, có thể điều chỉnh hoặc bổ sung các chỉ tiêu tài chính khác như: giá trị tài sản ròng, doanh thu, lợi nhuận... Trường hợp Nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, năng lực tài chính của Nhà đầu tư được đánh giá trên cơ sở báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán từ thời điểm thành lập đến trước ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm thực hiện dự án tối đa 28 ngày.
(2) Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư được xác định trên cơ sở các số liệu tài chính của Nhà đầu tư được cập nhật trong khoảng thời gian tối đa 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm thực hiện dự án và cam kết về việc huy động vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư.
Vốn chủ sở hữu còn lại của Nhà đầu tư = Tổng vốn chủ sở hữu - Chi phí liên quan đến kiện tụng - vốn chủ sở hữu cam kết cho các dự án đang thực hiện và các khoản đầu tư dài hạn khác (nếu có) - vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo quy định (Vốn chủ sở hữu dùng riêng cho phân bổ hoặc theo yêu cầu pháp lý quy định với Nhà đầu tư; vốn chủ sở hữu phải giữ lại theo yêu cầu dự phòng đặc biệt cho các trường hợp có thể xảy ra; vốn chủ sở hữu khác được cam kết sẽ hoàn lại và không dùng cho tuyên bố cổ tức...).
(3) Đối với các dự án trong lĩnh vực mới hoặc có quy mô đầu tư lớn, không có Nhà đầu tư có kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự, có thể xem xét, căn cứ dữ liệu về các dự án đã thực hiện, khả năng phân kỳ đầu tư của dự án đang xét để xác định yêu cầu về kinh nghiệm của Nhà đầu tư.
Trong trường hợp này, yêu cầu về kinh nghiệm của Nhà đầu tư có thể được chỉnh sửa theo hướng thấp hơn so với hướng dẫn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thực tế cũng như yêu cầu thực hiện dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét, đánh giá, phải bảo đảm Nhà đầu tư có đầy đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để thực hiện dự án.
(4) Nhà đầu tư chỉ được trích dẫn kinh nghiệm thực hiện một dự án tương tự một lần duy nhất.
Cách thức quy đổi các dự án: [quy định 01 dự án thuộc loại 2, 3 bằng tối đa 0,5 - 0,7 dự án thuộc loại 1 và cách thức làm tròn số trong trường hợp số lượng dự án được quy đổi là số lẻ].
(5) ; (6); (7); (8); (9); (10) Đối với những dự án chưa xác định rõ giá trị tổng mức đầu tư trong các văn bản phê duyệt, hợp đồng dự án, Nhà đầu tư phải cung cấp các tài liệu chứng minh để xác định giá trị này.
(11) Nhà đầu tư phải cung cấp các biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng hoặc xác nhận của cơ quan nhà nước để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với các dự án/gói thầu đã thực hiện.
- CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ QUAN TÂM
Mục 1. Nội dung, thành phần hồ sơ quan tâm
-
-
- Hồ sơ về tư cách pháp lý.
- Hồ sơ kê khai thông tin về năng lực, kinh nghiệm theo các Biểu mẫu số 2A, 2B và 2C, đồng thời đính kèm theo các tài liệu chứng minh.
- Phản hồi của Nhà đầu tư đối với các nội dung khảo sát ý kiến của Cơ quan có thẩm quyền.
- Thông tin liên lạc của Nhà đầu tư.
-
Mục 2. Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm thực hiện dự án:
Từ 10h00 ngày …… tháng 10 năm 2024 đến …… ngày …… tháng …… năm 2024.
Mục 3. Làm rõ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm Nhà đầu tư
- Trường hợp Nhà đầu tư muốn được làm rõ yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, Nhà đầu tư phải gửi đề nghị làm rõ đến Cơ quan có thẩm quyền bằng văn bản hoặc thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm tối thiểu 05 ngày làm việc để xem xét, xử lý.
- Sau khi nhận được văn bản đề nghị làm rõ theo thời gian quy định, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành làm rõ và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong khoảng thời gian tối thiểu 02 ngày làm việc trước ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm, trong đó có mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên Nhà đầu tư đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì thực hiện theo quy định tại Mục 4.
Mục 4. Sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm Nhà đầu tư
- Trường hợp sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, Cơ quan có thẩm quyền đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia quyết định sửa đổi kèm theo các nội dung sửa đổi trước ngày hết hạn nộp hồ sơ quan tâm tối thiểu 10 ngày.
- Trường hợp thời gian thông báo sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm không đáp ứng quy định tại Mục 4.1, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện gia hạn thời gian nộp hồ sơ quan tâm tương ứng để bảo đảm quy định nêu trên. Việc gia hạn được thực hiện theo quy định tại Mục 6.
Mục 5. Ngôn ngữ sử dụng
Hồ sơ quan tâm và tất cả văn bản, tài liệu trao đổi giữa Cơ quan có thẩm quyền và Nhà đầu tư liên quan đến việc mời quan tâm phải được viết bằng ngôn ngữ sau: Tiếng Việt và tiếng Anh.
Mục 6. Gia hạn thời gian nộp hồ sơ quan tâm
Cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn thời gian nộp hồ sơ quan tâm trong trường hợp sửa đổi yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm Nhà đầu tư hoặc cần tăng thêm số lượng Nhà đầu tư hoặc các trường hợp cần thiết khác. Khi gia hạn, Cơ quan có thẩm quyền thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi thông báo đến tất cả các Nhà đầu tư đã nộp hồ sơ quan tâm (nếu có) về thời hạn nộp hồ sơ quan tâm.
Mục 7. Thay thế hồ sơ quan tâm
Sau khi nộp, Nhà đầu tư có thể thay thế hồ sơ quan tâm bằng cách nộp lại toàn bộ hồ sơ, tài liệu Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm. Cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ ghi nhận và đánh giá hồ sơ quan tâm cập nhật nhất của Nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Mục 8. Thông báo kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các Nhà đầu tư
Sau khi có kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của các Nhà đầu tư, Cơ quan có thẩm quyền đăng tải danh sách Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Mục 9. Thông tin liên hệ:
a) Cơ quan có thẩm quyền: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ: 86 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028 3829 1055.
- Số fax: 028 3829 5675.
b) Đơn vị chuẩn bị dự án, tiếp nhận thông tin của Nhà đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông.
- Địa chỉ: 03 Nguyễn Thị Diệu, phường 6, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: 028 3930 0530.
- Số fax: 028 3930 6638.
PHÓ CHỦ TỊCH - BÙI XUÂN CƯỜNG (đã ký)