Việt Nam - UAE mong sớm ký Hiệp đinh Đối tác kinh tế toàn diện

Bộ Công thương cùng các Bộ ngành có liên quan đã họp với Bộ Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) để đi đến thống nhất các nội dung cuối cùng trong đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA).

Hiệp định thương mại tự do với UAE là một trong những ưu tiên của Việt Nam. Vì vậy, thời gian qua, Bộ Công thương và các Bộ, ngành đã nỗ lực thúc đẩy quá trình đàm phán để sớm ký kết, đưa Hiệp định CEPA vào thực thi, qua đó, giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Hiện tại, những điều khoản ở cấp Bộ đã được thống nhất. Theo đó, hai bên nhất trí báo cáo lên cấp có thẩm quyền của hai nước về các kết quả trao đổi ở cấp Bộ trưởng nhằm sớm hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán và chính thức ký kết Hiệp định trong thời gian sớm nhất.

Nhận định về triển vọng hợp tác giữa hai nước, theo Bộ Kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), ông Thani bin Ahmed Al Zeyoudi: "Hiện đã có một số Tập đoàn lớn của Việt Nam đón trước cơ hội từ Hiệp định CEPA bắt đầu triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh tại UAE. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư UAE cũng đang nghiên cứu đầu tư một số dự án lớn tại Việt Nam".

Năm 2023, UAE là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ hai (sau Kuwait) của Việt Nam tại Tây Á.

Giai đoạn 2019-2023, tổng trao đổi thương mại giữa hai nước bình quân đạt khoảng 4,8 tỷ USD/năm. Về cán cân thương mại, Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường UAE với giá trị lớn (trên 3 tỷ USD/năm).

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng trao đổi thương mại song phương đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 47% và nhập khẩu đạt hơn 435 triệu USD, tăng 25%.

Về cơ cấu hàng hóa, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang UAE gồm điện thoại di động, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, máy vi tính và linh kiện, giày dép, hàng dệt may, phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng nông sản (hạt điều, hạt tiêu, hàng rau quả, gạo)…

Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ UAE gồm sản phẩm khác từ dầu mỏ, khí đốt hóa lỏng (LPG), chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu, kim loại thường, hóa chất…

Hiệp định thương mại với UAE khi được ký kết và đi vào thực thi mở ra cơ hội lớn cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông sản, dệt may, da giày... tiếp cận nhiều thị trường khác, thông qua thị trường trung chuyển quan trọng UAE.

Năm 2022, Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Kinh tế UAE đã nghiên cứu khả năng đàm phán, ký kết hiệp định thương mại tự do song phương.
Sau quá trình nghiên cứu khả thi và đánh giá tác động của FTA giữa Việt Nam và UAE, trên cơ sở thống nhất với UAE, tháng 4/2023, hai bên thống nhất tên gọi của FTA song phương là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA), đồng thời ký Tuyên bố cấp Bộ trưởng về việc khởi động đàm phán cũng như thống nhất Điều khoản tham chiếu (TOR) của CEPA.
Ngày 20/6/2023, Chính phủ quyết định khởi động đàm phán CEPA trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - UAE ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Từ khi khởi động đàm phán đến nay, Việt Nam và UAE đã trải qua các phiên đàm phán về CEPA với các nội dung: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thuận lợi hóa đầu tư, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, thương mại số, phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS), hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), hải quan và thuận lợi hóa thương mại, mua sắm của Chính p

Nguồn: Báo Đầu tư