Các thương hiệu thời trang châu Âu “đứng ngồi” vì căng thẳng ở Biển Đỏ

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) tuần trước đã lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết “cuộc khủng hoảng này đã gây ra những tác động to lớn đến các doanh nghiệp”.

Theo trang Fashion Network, các công ty vận tải đã chuyển hướng tàu container rời khỏi Biển Đỏ để tránh những vụ tấn công của lực lượng Houthi trên Biển Đỏ, vốn đã gia tăng đáng kể từ đầu tháng 12 năm ngoái, làm gián đoạn chuỗi cung ứng đối với những công ty phụ thuộc vào Kênh đào Suez để vận chuyển sản phẩm từ châu Á đến châu Âu.

Được biết, các thành viên của EuroCommerce bao gồm những gã khổng lồ siêu thị như Ahold Delhaize, Carrefour, Lidl, M&S, Tesco, và các nhà bán lẻ thời trang như H&M, Inditex, và Primark... Trong lá thư nói trên, EuroCommerce cho rằng: “Các hãng vận tải buộc phải thay đổi tuyến đường càng lâu thì càng nhiều doanh nghiệp và cuối cùng là người tiêu dùng sẽ phải chịu thêm chi phí, cộng thêm vào chi phí sinh hoạt vốn đã ở mức cao tại khu vực châu Âu”.

Các nhà bán lẻ thường bắt đầu dự trữ hàng hóa cho cuối mùa Xuân và đầu mùa Hè vào khoảng thời gian này trong năm.

Các nhà bán lẻ thường bắt đầu dự trữ hàng hóa cho cuối mùa Xuân và đầu mùa Hè vào khoảng thời gian này trong năm.

Mặc dù chi phí vận tải hiện tăng ở mức thấp hơn nhiều so với giai đoạn năm 2021 vì đại dịch Covid-19, song lịch trình giao hàng không ổn định đang tạo ra nguy cơ hàng hóa được bàn giao không đúng mùa, khiến nhiều công ty buộc phải giảm giá bán. Trong khi đó, tình trạng hạn hán đã hạn chế năng lực của kênh đào Panama. Một chuyên gia về chuỗi cung ứng và chính sách hải quan cho biết các nhà bán lẻ thường bắt đầu dự trữ hàng hóa cho cuối mùa Xuân và đầu mùa Hè vào khoảng thời gian này trong năm.

Những gián đoạn trên có tác động trực tiếp lớn nhất đến các công ty bán sản phẩm sang thị trường châu Âu. Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu toàn cầu thuộc ngân hàng Bank of America (BofA Global Research), khoảng 28% container thương mại toàn cầu đi qua Biển Đỏ, phần lớn các container này đến và đi từ châu Âu. Với sự chậm trễ lên đến hai tuần, “lỗi mốt” có thể là một từ phổ biến để mô tả tình trạng hàng hóa mà một số công ty thời trang hiện phải đối mặt.

Rất nhiều công ty may mặc bao gồm Ralph Lauren, Lululemon, H&M và Zara đứng trước viễn cảnh buộc phải tăng giá vì chi phí vận chuyển tăng, trong khi khách hàng vẫn cảm thấy mất hứng khi mặc những bộ quần áo không còn hợp xu hướng hoặc thời tiết. Reuters đưa tin, việc định tuyến lại hành trình vận tải biển quanh Mũi Hảo Vọng của Nam Phi thậm chí có thể mất nhiều tuần hơn và tốn thêm tới 1 triệu USD chi phí nhiên liệu cho mỗi chuyến đi khứ hồi.

Nhiều công ty, đặc biệt là những công ty thời trang nhanh, sẽ buộc phải lựa chọn giữa việc giao hàng đúng thời hạn bằng vận chuyển hàng không, hoặc chấp nhận các chuyến hàng bị trì hoãn như một yếu tố không thể kiểm soát.

Với sự chậm trễ lên đến hai tuần, “lỗi mốt” có thể là một từ phổ biến để mô tả tình trạng hàng hóa chậm lên kệ.

Với sự chậm trễ lên đến hai tuần, “lỗi mốt” có thể là một từ phổ biến để mô tả tình trạng hàng hóa chậm lên kệ.

Chris Rogers, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chuỗi cung ứng tại S&P Global Market Intelligence, giải thích rằng “nếu tình trạng khủng hoảng vẫn tiếp dẫn trong thời gian tới, điều mà chúng tôi dự đoán sẽ xảy ra, thì việc giao hàng theo mùa sẽ cần phải khởi hành sớm hơn hai tuần so với bình thường để duy trì hoạt động”. Ông cảnh báo rằng điều này “có thể là thảm họa đối với những doanh nghiệp phụ thuộc vào mô hình sản xuất chỉ mất từ 8 đến 10 tuần từ thiết kế đến bán hàng”. 

Theo báo cáo của Bernstein, hãng thời trang H&M và công ty Zara Inditex phụ thuộc khá nhiều vào thị trường châu Âu với ước tính khoảng 60% doanh số bán hàng, nhưng H&M dễ bị gián đoạn vận chuyển hơn, vì hầu hết các sản phẩm của công ty được vận chuyển bằng đường biển từ châu Á. Ngược lại, Zara Inditex có chu kỳ tích trữ hàng hoá ngắn hơn và ít phụ thuộc vào sản xuất ở châu Á hơn, có nguồn cung từ châu Âu cao hơn và sử dụng vận tải hàng không để vận chuyển hầu hết các sản phẩm của mình.

Sự gián đoạn vận chuyển cũng có thể ảnh hưởng đến Nike và Adidas, mặc dù sản phẩm của họ quá chạy theo mùa. Khoảng 30% và 40% doanh số bán hàng của Nike và Adidas lần lượt đến từ thị trường châu Âu. Theo báo cáo của Bernstein, các sản phẩm giày dép được Nike và Adidas nhập khẩu vào Bắc Mỹ sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì hầu hết các sản phẩm này đến từ Đông Á và được vận chuyển qua Thái Bình Dương, nhưng tỷ lệ quần áo nhập khẩu của họ từ khu vực Nam Á lại cao hơn.

Tuyến đường này cũng rất quan trọng đối với các công ty Mỹ vận chuyển sản phẩm từ Nam Á. Ông Aeesha Sherman, nhà phân tích chứng khoán tại Bernstein, khẳng định không công ty nào muốn gặp phải tình trạng giao hàng chậm trễ, đặc biệt là hàng hóa nhạy cảm với xu hướng như quần áo thời trang.

Không công ty nào muốn gặp phải tình trạng giao hàng chậm trễ, đặc biệt là hàng hóa nhạy cảm với xu hướng như quần áo thời trang.

Không công ty nào muốn gặp phải tình trạng giao hàng chậm trễ, đặc biệt là hàng hóa nhạy cảm với xu hướng như quần áo thời trang.

Thương hiệu Abercrombie & Fitch công bố vào cuối tháng trước rằng họ đang xem xét sử dụng vận tải hàng không (đắt hơn tới 16 lần) để tránh việc các chuyến hàng bị trì hoãn đáng kể. Người phát ngôn của công ty đã viết trong một tuyên bố với tờ Fortune rằng sự gián đoạn vận chuyển đã nhắc nhở công ty về mức độ kết nối của ngành vận tải toàn cầu và họ “mong đợi sự ổn định trở lại nhanh nhất có thể ở Biển Đỏ”.

Sự gián đoạn vận tải biển kéo dài có thể đẩy chi phí vận chuyển lên cao và làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Nhà phân tích Sherman cho biết, tình hình này cũng có thể thúc đẩy nhu cầu vận tải hàng không và đường bộ nói chung, ảnh hưởng đến tất cả các nhà bán lẻ, không chỉ những nhà bán lẻ phụ thuộc vào tuyến Kênh đào Suez. Ví dụ, nếu nhiều hàng hóa được vận chuyển đến Mỹ qua Bờ Tây hơn, điều đó sẽ dẫn đến nhu cầu nội địa về vận tải đường bộ và đường sắt tăng lên.

Ở một mức độ nào đó, các nhà bán lẻ hiện được trang bị tốt hơn để đối phó với tình trạng gián đoạn vận chuyển. Nhiều nhà bán lẻ đã giảm lượng hàng tích trữ xuống mức bình thường như trước thời kỳ đại dịch Covid-19. Ngoài ra, các chi phí đầu vào khác cũng giảm, giúp hạn chế thiệt hại. Nhưng nếu tuyến đường vận tải đi qua Biển Đỏ càng gặp nguy hiểm và kéo dài càng lâu, thì nguy cơ chi phí tăng trở lại ngày càng cao hơn.

Nguồn: TBKTVN