Ba đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương về công nghiệp 4.0

 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho biết Diễn đàn cấp cao năm nay gắn với triển khai Nghị quyết 29-NQ-TW ngày 17/11/2022 về Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Vì vậy, Diễn đàn năm nay lựa chọn chủ đề: “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tạo đột phá rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi lao động nhằm nâng cao năng lực sản xuất thông minh, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng cần làm rõ 3 nội dung để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Thứ nhất, trao đổi, làm rõ kinh nghiệm của quốc tế về công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ sở thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và rút ra các bài học kinh nghiệm, hàm ý chính sách đối với Việt Nam.

Thứ hai, làm rõ thực trạng chuyển đổi số và chuyển đổi xanh tại Việt Nam; những kết quả và hạn chế, tồn tại, nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan về tổ chức thực hiện.

Thứ ba, trao đổi, đề xuất những giải pháp, chính sách để thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn nêu tại Nghị quyết 29; nhất là về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh để tạo đột phá cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ban Kinh tế Trung ương và các bộ ngành tham quan các gian hàng tham dự Triễn lãm Quốc tế về công nghiệp 4.0 tại Diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0 năm 2030. Thủ tướng sẽ có bài phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: Ảnh: Trần Việt Dũng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Ban Kinh tế Trung ương và các bộ ngành tham quan các gian hàng tham dự Triễn lãm Quốc tế về công nghiệp 4.0 tại Diễn đàn cấp cao thường niên về Công nghiệp 4.0 năm 2030. Thủ tướng sẽ có bài phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn. Ảnh: Ảnh: Trần Việt Dũng.

Trong đó, tập trung vào 8 nhóm vấn đề trọng tâm, bao gồm:

Một là, xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như công nghiệp công nghệ số, công nghiệp quốc phòng, an ninh, năng lượng...; tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất thông minh…

Hai là, xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnăm 2045) theo hướng chú trọng nâng cao tự chủ về nguyên liệu, công nghệ, sản xuất và thị trường, tăng cường năng lực sáng tạo và thiết kế, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, có giá trị gia tăng cao và các ngành công nghiệp phát thải cácbon thấp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ nguồn…

Ba là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bốn là, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứ

Năm là, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy đô thị hóa nhanh và bền vững, gắn kết chặt chẽ và tạo động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sáu là, phát triển các thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảy là, về chính sách tài chính, tín dụng thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

Và cuối cùng là về quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả đi đôi với bảo vệ và phát triển thị trường trong nước.

Nguồn: TBKTVN