Quay lại

Xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm sâu

Kết quả rõ nhất là trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam tiếp tục ở vị thế xuất siêu. So với cùng kỳ năm trước, xuất siêu trong quý 1 năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước cả về quy mô tuyệt đối (4.070 triệu USD so với 1.822 triệu USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (5,1% so với 0,2%).

MỘT SỐ KẾT QUẢ TÍCH CỰC
Nếu vị thế xuất siêu tiếp tục được duy trì trong các tháng còn lại, thì năm 2023 sẽ là năm thứ 8 liên tục xuất siêu (biểu đồ 2).

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tiếp tục xuất siêu lớn. So với cùng kỳ, xuất siêu của khu vực này trong quý 1/2023 cao hơn cả về quy mô tuyệt đối (10.841 triệu USD so với 8.566 triệu USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (18,1% so với 12,9%).

Xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm sâu - Ảnh 1

Trong 2 tháng đầu năm 2023, có 54/86 thị trường chủ yếu xuất siêu, trong đó có 5 thị trường xuất siêu trên 500 triệu USD (Mỹ 11.156 triệu USD, Hà Lan 1.387 triệu USD, Anh 829 triệu USD, Đức 738 triệu USD, Hồng Kông 711 triệu USD).

Xuất siêu đạt được do xuất khẩu có quy mô tuyệt đối lớn hơn nhập khẩu. Trong các mặt hàng xuất khẩu, tăng so với cùng kỳ có 9 mặt hàng chủ yếu, với mức tăng kim ngạch như sau.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm sâu - Ảnh 2

Có một số mặt hàng chủ yếu tăng lượng xuất khẩu (hạt điều, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, dầu thô, chất dẻo nguyên liệu) và một số mặt hàng chủ yếu tăng giá xuất khẩu (gạo, quặng và khoáng sản khác, clanke và xi măng, than, dầu thô, xăng dầu).

Hai tháng đầu năm nay, trong 86 thị trường chủ yếu, có 32 thị trường tăng, trong đó tăng cao có Thái Lan.

Nhập khẩu giảm sâu hơn do 35/53 mặt hàng có kim ngạch giảm so với cùng kỳ, trong đó có 16 mặt hàng giảm lớn (trên 100 triệu USD), đặc biệt có 3 mặt hàng giảm sâu (trên 1 tỷ USD) là: điện thoại, linh kiện; máy tính, sản phẩm điện tử, linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm, 60/86 thị trường có kim ngạch nhập khẩu giảm; trong đó, 11 thị trường có mức giảm lớn (trên 100 triệu USD), mức giảm lớn nhất là thị trường Trung Quốc (4.604 triệu USD), thứ hai là Hàn Quốc (2.468 triệu USD), thứ ba là Đức (450 triệu USD) và giảm ít nhất trong 11 thị trường này là Argentina với 111 triệu USD.

Xuất siêu đã tác động tích cực trên một số mặt: góp phần bù đắp cho thâm hụt cán cân dịch vụ (quý 1 năm nay nhập siêu 216 triệu USD), cải thiện cán cân thanh toán tổng thể, ổn định dự trữ ngoại hối, tỷ giá, góp phần tác động đến tâm lý và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu (CPI bình quân quý 1 năm nay so với cùng kỳ tăng 4,18%); kiềm chế sự gia tăng (thậm chí còn giảm tỷ lệ so với GDP) của nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài; hạn chế sự sụt giảm, thậm chí góp phần tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế theo ý nghĩa tăng tổng cầu xuất phát từ công thức:

XUẤT SIÊU LỚN, NHƯNG TIỀM ẨN NHỮNG NỖI LO
Kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước của 2 tháng giảm 10%, thì 3 tháng giảm 11,9%, giảm sâu hơn tốc độ giảm của 2 tháng.

Sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước diễn ra ở cả 2 khu vực. Khu vực trong nước giảm sâu hơn của khu vực có vốn ĐTNN (-17,4% so với -10%), đã làm cho tỷ trọng xuất khẩu của khu vực trong nước thấp hơn cùng kỳ năm trước (24,3% so với 26%), còn tỷ trọng của khu vực có vốn ĐTNN lại cao hơn tương ứng (75,7% so với 74%), càng làm cho khu vực kinh tế trong nước vốn đã bị yếu thế so với khu vực có vốn ĐTNN, nay lại càng bị yếu thế hơn.

Sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước diễn ra ở nhiều mặt hàng chủ yếu. Trong 45 mặt hàng chủ yếu, có 22 mặt hàng kim ngạch xuất khẩu bị giảm, trong đó có 17 mặt hàng có mức giảm lớn (trên 100 triệu USD).

Xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm sâu - Ảnh 3

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bị giảm về lượng, như: clanke và xi măng giảm 25%; xơ sợi dệt giảm 19%; xăng dầu giảm 12,8%; chè giảm 5,9%; cao su giảm 2,6%; sắt thép giảm 1,9% và cà phê giảm 1,6%.

Nguồn: TBKTVN